Cách chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh

0
1089

Ọc sữa là triệu chứng gắn liền với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng phần lớn đều khiến ba mẹ lo lắng và hoang mang vì ọc sữa khiến trẻ hoảng loạn và quấy khóc không ngừng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ khái quát hơn về cách chống ọc sữa của bé. 

1. Ọc sữa có gây nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng rất thường gặp và sẽ thuyên giảm dần sau đó khi mẹ điều chỉnh giờ giấc bú cho con. Tuy nhiên, nếu trẻ đã dần lớn mà ọc sữa ngàng càng nhiều và liên tục có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh lý. Lúc này ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra chứ không nên chủ quan.

2. Một số bệnh gây ọc sữa cho con

– Hẹp phì đại môn vị: trẻ sẽ không ọc tức thì ngay sau bú và không bao giờ ọc ra dịch vàng hay dịch xanh. Sau khi ọc, trẻ rất đói và đòi bú ngay. 

– Trẻ bị lồng ruột: trẻ đột ngột nôn ói nhiều kèm theo là khóc thét từng cơn dữ dội, xanh tái, có thể đi tiêu nhày máu sau đau bụng khoảng 6 giờ. Bệnh này thường gặp ở trẻ trai bụ bẫm, dưới 24 tháng tuổi, nhiều nhất ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi.

Với 2 trường hợp trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.

Cho trẻ uống nước sau khi bị nôn trớ

3. Cách hạn chế ọc sữa ở trẻ

– Chia nhỏ các cử bú: so với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, để tránh tình trạng ọc sữa, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều. Bú ít nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho con.

– Không để trẻ nằm bú: với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú và nếu lúc này mẹ để cho con nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để tống bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

– Điều chỉnh tư thế bú đúng cách: cách cho con bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Song song đó, cho bé ti bình cũng cần ba mẹ lưu ý, nên để sữa đầy núm vú để tránh trữ hơi trong bình và khi cho trẻ bú cần kê cao đầu bé hơn so với cơ thể bé. Giữ cho bình sữa ở 1 góc 45 độ là thích hợp nhất.

– Ngủ đúng tư thế: một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Hi vọng bài viết này đã giải đáp được phần nào câu hỏi của ba mẹ trong việc làm thế nào để trẻ bớt nôn trớ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm thông tin nôn trớ tại đây.