WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]SELECT wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 779 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC
“Tiêu chảy mùa đông” là một trong các dạng tiêu chảy phổ biến ở trẻ do virus Rota. Vậy virus Rota là gì và cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do virus này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần hỏi – đáp với bác sĩ nhé.
Hỏi: Con tôi vừa tròn 1 tuổi, cũng là lần đầu tiên tôi biết đến sự ghê gớm của bệnh tiêu chảy mùa đông. Sau khi cố gắng chịu đựng 1 tuần mới bắt đầu uống thuốc. Sau khi uống kháng sinh và bổ sung Probiotic được 5 ngày, con đi ngoài bình thường, làm xét nghiệm hai lần đều không có bạch cầu. Kết quả là vừa ngừng thuốc con lại tiêu chảy nặng, có người bảo uống tiếp 2 ngày kháng sinh nữa. Vậy uống tiếp kháng sinh như vậy có được không?
Đáp: “Tiêu chảy mùa đông” là do nhiễm virus Rota. Vậy virus Rota là gì và cách điều trị như thế nào?
Virus Rota có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và đường hô hấp, tấn công niêm mạc ruột tạo thành tiêu chảy cấp tính, rất dễ gây ra chứng mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Virus Rota ở lại trong cơ thể từ 5 – 7 ngày, thuộc loại bệnh tự khỏi. Thời gian này, quan trọng nhất là phòng ngừa và điều trị chứng mất nước, tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh, nếu không, bệnh càng kéo dài.
Một số cha mẹ vừa nghe con mình bị tiêu chảy mùa đông hoặc viêm dạ dày ruột do virus Rota thì nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh cho con. Sự thực là, viêm dạ dày ruột do virus Rota là bệnh nhiễm virus điển hình, về lý thuyết là không cần sử dụng kháng sinh.
Virus Rota tấn công niêm mạc ruột non, gây tổn thương niêm mạc ruột. Vì vậy, ngoài việc dương tính với kháng nguyên virus Rota, kết quả xét nghiệm phân thường quy còn phát hiện một lượng nhỏ bạch cầu và hồng cầu (<10/vi trường), nên đừng vì một lượng nhỏ bạch cầu và hồng cầu trong phân mà dùng kháng sinh, tránh tình trạng đã tiêu chảy vì nhiễm virus Rota, lại xuất hiện thêm tiêu chảy do kháng sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh.
Tôi từng khám cho một bé gái 11 tháng tuổi, cháu bé bắt đầu khó chịu từ hôm trước, nửa đêm sốt, sáng sớm ngày hôm sau bắt đầu nôn, tính đến chập tối là đã nôn 8 lần. Trong thời gian này, cha mẹ cháu đã cho cháu uống Cefixime và thuốc Bắc. Kiểm tra phân cho kết quả viêm dạ dày ruột do virus Rota. Khi hỏi cha mẹ bé tại sao lại dùng kháng sinh, câu trả lời cực kỳ đơn giản: “Để tiêu viêm”.
Suy nghĩ và cách làm của cha mẹ bé cực kỳ tiêu biểu, nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn và một số vi sinh vật đặc thù, mà không hề có tác dụng với virus.
Một lượng lớn kháng sinh được dùng liên tục sẽ đi thẳng vào ruột của trẻ, phá hoại hệ vi sinh vật có ích trong ruột, làm tổn thương đến tính hoàn chỉnh của lớp lá chắn đường ruột. Các cha mẹ thân mến, đừng quá coi trọng thuốc kháng sinh như vậy!
Khi bị viêm dạ dày ruột do virus Rota, giai đoạn đầu, trẻ bị nôn, nên việc bổ sung chất lỏng tương đối khó khăn. Đầu tiên, cha mẹ cố gắng giữ cho trẻ ở trạng thái yên lặng, vì như vậy có thể giảm thiểu số lần nôn. Bên cạnh đó, khiến trẻ đại tiện cũng là một cách hữu hiệu để giảm nôn trớ ở trẻ. Có thể thải bớt độc tố trong ruột và dạ dày sớm chừng nào thì có lợi cho việc hồi phục của trẻ sớm chừng đó.
Ngoài ra, trong thời gian nhiễm virus Rota, vì dạ dày ruột tổn thương cấp tính, nên việc ăn uống của trẻ rất khó khăn. Đầu tiên, phải đảm bảo lượng chất lỏng bổ sung cho trẻ (uống hoặc truyền tĩnh mạch), sau đó là đảm bảo dinh dưỡng.
Trong thời kỳ viêm ruột, một lượng men Lactase có trong niêm mạc ruột non bị tổn thất dẫn đến hiện tượng trẻ không hấp thu Lactose, xuất hiện thêm chứng tiêu chảy do không dung nạp Lactose. Vì vậy, ngoài việc duy trì một lượng sữa mẹ thích hợp, các cha mẹ cũng nên lựa chọn một loại sữa công thức không chứa Lactose để cung cấp dinh dưỡng cho con mình.
Chu kỳ của chứng viêm dạ dày ruột do virus Rota thường kéo dài từ 5 – 7 ngày. Một số trẻ có thời gian mắc bệnh dài hơn, thì phải xem xét đến nguyên nhân do trẻ không dung nạp I .actose trong thời kỳ sau. Hơn nữa, sau khi nhiễm virus Rota từ 2 – 4 tuần, trẻ vẫn có thể gặp vấn đề không dung nạp Lactose ở các cấp độ khác nhau. Cha mẹ nên đổi sữa công thức đang dùng sang loại sữa công thức không chứa Lactose. Trẻ bú mẹ không cần đặc biệt chú ý vấn đề này, nhưng nếu tình trạng tiêu chảy vẫn nghiêm trọng, thì ngoài việc kiên trì cho bú mẹ cần bổ sung thêm Lactase.
Trước mắt, chưa có loại thuốc đặc hiệu để trị tiêu chảy do virus Rota, nên khi chăm sóc cho trẻ cần chú ý những điểm sau:
1. Cung cấp đủ nước;
2. Bổ sung hợp lý chất điện giải và đường, tốt nhất là dùng Oresol;
3. Sử dụng Probiotic;
4. Đổi sữa công thức đang dùng sang sữa công thức không chứa Lactose, nếu trẻ bú mẹ thì dùng thêm men Lactase. Một số thương hiệu sữa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tối ưu cho trẻ hiện nay được nhiều cha mẹ tin dùng là Vinamilk, Nutifood, Abbot… Cha mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin chi tiết về thành phần sữa và chức năng để giúp lựa chọn cho con một sản phẩm phù hợp nhất nhé.
1. Đối tượng sử dụng: trẻ em từ 6 tháng – 5 tuổi
2. Cách dùng: uống trực tiếp, mỗi lần uống 3ml/người, không được dùng nước nóng để uống
3. Chống chỉ định: cấm sử dụng đối với người có triệu chứng và các bệnh sau:
(1) Người đang mắc bệnh nặng, bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính;
(2) Người mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính và người đang sốt;
(3) Người có các dị tật bẩm sinh về tim mạch, người có hệ thống máu, chức năng thận không hoàn chỉnh;
(4) Người thiếu dinh dưỡng trầm trọng, người có cơ địa dị ứng;
(5) Người có bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chức năng ruột và dạ dày;
(6) Người thiếu hụt miễn dịch và đang tiếp nhận liệu pháp ức chế.
4. Những điều cần chú ý khi sử dụng vaccine
(1) Nếu vừa chủng ngừa một loại vaccine khác, thì phải chờ 2 tuần sau mới được chủng ngừa vaccine này.
(2) Không được uống thuốc bằng nước nóng, để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vaccine.
(3) Sau khi mở bình thủy tinh, nên dùng hết vaccine trong vòng 1 giờ.
(4) Đây là vaccine uống, nghiêm cấm tiêm, truyền.
Thông tin tham khảo: Việt Nam cũng đã sản xuất được vaccine virus Rota và đã đưa vào sử dụng tháng 5/2012 sau 16 năm nghiên cứu và thử nghiệm với giá thành chi bằng 1/3 vaccine nhập khẩu.
Hy vọng với những thông tin bổ ích về bệnh “Tiêu chảy mùa đông” thì việc lo lắng và bất an của cha mẹ về cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do Virus Rota sẽ không còn nữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhờ vào những kiến thức do bác sĩ vừa chia sẻ, đúng không nào?
Cho con học trường quốc tế Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích quan trọng.…
Việc chọn trường mầm non cho con là một trong những quyết định quan trọng…
Giáo dục giới tính không chỉ là việc cung cấp thông tin về cơ thể…
Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá trị,…
Thời điểm vàng để để dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi là chủ…
Việc chọn một trường mầm non phù hợp luôn là mối quan tâm hàng đầu…