Đặc trưng về trang phục dành cho em bé của người Việt

0
809

Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, thuộc miền nhiệt đới ẩm nhưng thế đất kéo dài từ Bắc xuống Nam nên khí hậu miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau. Ở miền Bắc có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông được phân biệt khác rõ nhưng ở miền Nam, do ảnh hưởng của gió mùa nên chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa         khô.

Việt Nam có núi cao rừng rậm, có sông dài biển rộng, có đồng bằng bát ngát phì nhiêu, trung du trù phú. Những điều kiện hoàn cảnh địa lý, khí hậu đó thúc đẩy sự phát triển tính đa dạng về trang phục của nhân dân từng vùng để con người thích nghi và tồn tại.        

Dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc đã có bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó trang phục nói chung và của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.

Trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai)

Trang phục hay hiện tượng nổi của nó – mốt trang phục phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội … Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.

Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc…. không chỉ là điều ngẫu nhiên. ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục của dân… Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày hội… Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục mạnh mẽ, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều kiện:

         Phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại

         Phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.