Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em có thể dựa vào sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu, vòng cánh tay, tỷ lệ các phần cơ thể và một số chỉ sô khác, nhưng quan trọng nhất vẫn là cân nặng.
Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin dưới đây để có thể theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ một cách đúng nhất.
1. Cân nặng
Cân nặng trung bình của trẻ mới đẻ: 2,8 – 3 kg. Nếu dưới 2,5kg là trẻ đẻ non, đẻ yếu hay suy dinh dưỡng trong bào thai. Trẻ tăng cân rất nhanh trong những năm đầu: 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi và một năm tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.
Trong 6 tháng, mỗi tháng tăng trung bình 600g. Còn 6 tháng cuối năm, mỗi tháng tăng trung bình 400 -500g. Từ năm thứ 2 trở đi, cân nặng của trẻ sẽ tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 1.500g. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ trên 1 tuổi theo công thức:
Xkg = 9kg + 1,5kg X (N-l)
Trong đó, X: cân nặng lúc trẻ trên 1 tuổi, tính bằng kg. 9kg: cân nặng lúc trẻ một tuổi. l,5kg: cân nặng tăng thêm mỗi năm. N: số tuổi của trẻ.
Sự phát triển cân nặng theo chiều hướng đi lên theo tuổi. Các bậc cha mẹ nên theo dõi sự phát triển cân nặng sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ.
2. Chiều cao
Trẻ sơ sinh trung bình chiều cao là 48 -50cm. Trong những năm đầu, chiều cao của trẻ tăng được 20- 25 cm.
+ Quí 1 mỗi tháng tăng thêm 3,5 cm
+ Quí 2 mỗi tháng thêm 2 cm.
+ Quí 3 mỗi tháng thêm l,5cm.
+ Quí 4 mỗi tháng tăng thêm l,0cm.
Như vậy đến khi 1 tuổi, chiều cao của trẻ vào khoảng 75cm. Các bậc cha mẹ có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức:
X (cm) = 75 cm + 5 cm X (N -1)
Trong đó, X: chiều cao của trẻ trên 1 tuổi. N: Số tuổi.
Nếu trẻ phát triển bình thường, chiều cao bình thường của trẻ theo tuổi sẽ như sau:
– Sơ sinh : 50cm.
– 3tháng : 60cm.
– 9 tháng : 70cm.
– 12 tháng : 75cm.
– 24 tháng : 85cm.
– 3 tuổi : 95cm.
– 4tuổi : 100cm.
Chiều cao tăng nhanh trong thời kỳ bú mẹ và thời kỳ đầu tuổi nhà trẻ, sau đó sẽ chậm lại ít nhiều. Đến 6-7 tuổi, chiều cao của trẻ lại tăng nhanh và đạt tới 7-10cm/năm. Đây được coi là thời kỳ đầu của sự “vươn dài người ra”, sau đó, khoảng 8-10 tuổi, sự tăng trưởng sẽ chậm lại, hằng chiều cao tăng 3-5 cm (thời kỳ tròn người), và đến thời kỳ dậy thì chiều cao lại tăng nhanh (5-8cm/năm) gọi là thời kỳ “vươn dài người ra” lần thứ 2.
3. Vòng đầu và vòng ngực
Vòng đầu của trẻ sẽ phát triển nhiều nhất trong những năm đầu. Lúc trẻ mới ra đời, vòng đầu trung bình 32 – 34 cm. Qua các giai đoạn tuổi, vòng đầu của trẻ sẽ phát triển như sau:
1 tuổi 46cm
3 tuổi 49cm.
7 tuổi 51cm.
13tuổi 52cm.
Vòng ngực lúc trẻ mới sinh sẽ nhỏ hơn vòng đầu 1-2 cm, sau đó vòng ngực sẽ lớn nhanh hơn vòng đầu. Đến 6 tháng tuổi, vòng đầu và vòng ngực bằng nhau, sau đó vòng ngực lớn dần và vượt vòng đầu.
Kết: Các bậc cha mẹ có thể dựa vào cách đánh giá như trên để theo dõi được tình trạng phát triển của trẻ. Nếu muốn trẻ phát triển bình thường, theo đúng các giai đoạn tuổi thì các bậc cha mẹ nên có chế độ chăm sóc dinh dưỡng thật tốt cho trẻ. Ngoài việc cung cấp những thực phẩm bổ dưỡng thì mẹ cần bổ sung thêm cho trẻ những loại sữa thật phù hợp để đảm bảo trẻ được hấp thu tốt các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ: như canxi, DHA, protein, vitamin… Mẹ có thể tham khảo tại đây dòng sữa của Vinamilk để có được lựa chọn đúng đắn nhất.