WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]SELECT wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 119 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC
Đa phần học sinh được nhà trường truyền thụ phương pháp ghi chú truyền thống theo kiểu liệt kê. Một cách thức thuần túy dùng não trái vào việc viết hết dòng chữ này đến dòng chữ khác, khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên nhàm chán, đơn điệu và khó khăn.
Người ta khám phá ra rằng, từ lâu các thiên tài như Leonardo da Vinci đã phát huy và tận dụng sự sáng tạo, hình ảnh, màu sắc, trí tưởng tượng, sự liên tưởng trong các ghi chú của mình. Cách ghi chú bằng cả não bộ giúp gia tăng sức mạnh sáng tạo và ghi nhớ của não bộ. Trong quyển sách đầu tiên của tôi, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” và trong các chương trình đào tạo trẻ em và thiếu niên, chúng tôi dạy học sinh cách sử dụng các dạng ghi chú bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy (Mind Maps), Đồ Thị Phát Triển (Flow Charts), Sơ Đồ Khái Niệm (Concept Maps), Lược Đồ Thời Gian (Time Lines) và Biểu Đồ (Diagrams) để giúp việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn nhiều lần. Các kiểu ghi chú bằng cả não bộ này giải phóng các chức năng xử lý của não phải như màu sắc, sự sáng tạo, sự liên tưởng, cảm xúc, trí tưởng tượng và luận lý. Chúng tôi phát hiện ra rằng, cách ghi chú này giúp học sinh có thể tăng cường trí nhớ lên đến 350% và đồng thời giúp học sinh tiết kiệm thời gian đáng kể (bởi vì một số lượng lớn thông tin được rút gọn trong vài từ khóa và hình ảnh).
Bên cạnh việc hiểu được sức mạnh của sự kết hợp cả hai bán cầu não vào việc học, bạn cũng phải biết được các cách thức khác nhau trong việc xử lý thông tin trong não bộ của con người (ở đây là trong việc học). Chúng ta tiếp thu và xử lý thông tin bằng ba cách chủ yếu sau:
a) Bằng thị giác (hình ảnh) Cách đầu tiên mà chúng ta xử lý thông tin là tạo ra hình ảnh trong đầu.
b) Bằng thính giác (âm thanh) Thỉnh thoảng bạn có nói chuyện một mình hay nghe một tiếng nói văng vẳng bên trong khi đang học hay suy nghĩ không? Bạn đang xử lý thông tin dưới dạng thính giác.
c) Bằng cảm nhận (cảm giác và sự di chuyển) Đôi khi bạn có để ý thấy mình nhúc nhích ngón tay trong lúc suy nghĩ không? Bạn có học tốt hơn khi viết ra giấy hay đi tới đi lui không? Bạn đang xử lý thông tin dưới dạng cảm nhận nếu bạn làm như vậy. Mặc dù bạn và tôi (và con cái chúng ta) đều có tiềm năng sử dụng cả ba cách thức trên (thị giác, thính giác và cảm nhận), nhưng nhiều người trong chúng ta ưa dùng một dạng xử lý thông tin hơn cả. Việc này được biết đến như CÁCH HỌC chủ yếu của chúng ta.
Trong những năm đầu đời, phát triển thể chất đóng một vai trò quan trọng…
Tính cạnh tranh, áp lực trong thời hiện đại càng trở nên căng thẳng hơn,…
Học phí trường quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà…
Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con là một yếu tố quan trọng mà…
Cho con học trường quốc tế Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích quan trọng.…
Việc chọn trường mầm non cho con là một trong những quyết định quan trọng…