Dạy con cái cũng cần lựa đúng lúc

0
947

Cha mẹ có nên đứng ngoài quan sát, mặc trẻ tự tìm hướng giải quyết cho những vấn đề của chúng để chúng phát huy tính độc lập không? Trong thực tế, không có câu trả lời chung chung cho vấn đề này. Điều đó còn tùy thuộc vào vấn đề mà con bạn phải đối mặt và tùy thuộc vào con bạn nữa. Con bạn bao nhiêu tuổi,ách hồi đáp cảm bản tính của chúng là gì? Thật ra, trong nhiều trường hợp do nông nổi thiếu kinh nghiệm sống, con cái chúng ta sẽ đi đến những kết luận không mang tính xây dựng cho lắm (ví dụ: “Con sẽ trả thù bằng được đứa bạn đã phản bội con”) hoặc có thể chúng hoang mang không biết phải làm gì.

 

Trong những trường hợp như thế, bạn có thể chủ động giúp chúng tìm ra lời giải thích hợp. Nhưng trước hết vẫn phải cho chúng không gian để tự do bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Chỉ đến khi chúng đã bình tâm lại, chúng ta mới nên bắt đầu “lái” con cái hướng tới những cách nghĩ đúng đắn hơn. Thay vì bảo con cái phải làm cái này cái kia, hãy đặt ra những câu hỏi đúng để từng bước giúp chúng thấy rõ hậu quả nếu chúng hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ.

 

“Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu con túm tóc Mary, chửi cho nó một trận trước mặt những người khác?”

“Bạn bè con sẽ nghĩ gì về con nếu chứng kiến cảnh đó? Làm thế liệu Mike có quay về với con không? Mà nếu có quay về thì mọi chuyện có còn như xưa không?”

“Làm như vậy con có thấy hết giận dữ trong lòng không?”

“Ngoài việc cho Mary một trận khiến nó phải mất mặt, con có thể làm gì khác không? Chẳng hạn cho qua chuyện này và kết bạn với những người khác?”

 

Để tôi nêu ra cho bạn một tình huống khác. Thầy giáo mắng con bạn vì thằng bé không tập trung trong giờ học. Sau khi nói chuyện và chia sẻ việc này với bạn, cậu cảm thấy nguôi ngoai phần nào nhưng lại đi đến kết luận là trong giờ học, cậu sẽ không nghe lời thầy giảng nữa vì thầy tỏ ra không công bằng với mình. Thế bạn sẽ làm gì?

Một người mẹ đã xin tôi lời khuyên về cách làm thế nào để con gái bà chịu cởi mở và chia sẻ những việc xảy ra ở trường với mẹ. “Khi còn nhỏ, nó thường kể cho tôi nghe tất cả mọi chuyện xảy ra với nó. Bây giờ chẳng hiểu sao, có vẻ như con bé không muốn cho tôi biết bất cứ chuyện gì nữa. Nói với mẹ thì toàn những câu nhát gừng, trong khi nó có thể “nấu cháo” điện thoại hàng giờ với bạn.”

 

Tôi hỏi thì được biết những trao đổi giữa hai mẹ con họ đại loại như thế này: Tại sao đứa con gái có thể tâm sự hàng giờ với bạn nhưng lại không mặn mà nói chuyện với mẹ? Sau khi tôi nói chuyện riêng với hai người, lý do hiện lên khá rõ ràng. Người mẹ vì quá lo lắng cho con – cũng như nhiều bậc cha mẹ khác – nên trong cách nói năng luôn có giọng điệu tra xét, dò hỏi mà chính bà cũng không nhận ra. Thay vì lắng nghe và hồi đáp lại cảm xúc của con gái, bà luôn thô bạo lao vào khuyên bảo hoặc thậm chí chỉ trích. Chưa nghe ra đầu đũa gì, bà đã phán ngay, “Con dám làm thế à?”, “Đáng lẽ con phải làm như vầy”, “Nghĩ như thế không hay ho gì đâu”, v.v…

Tất nhiên với cách nói như thế, con gái và mẹ sẽ ngày càng xa nhau. Lý do các bạn trẻ thường thích “tán hươu tán vượn” với bạn bè là vì chúng có thể thoải mái nói mà không sợ bị ai xét nét, phê phán. Bạn bè không chỉ lắng nghe mà còn chân thành chia sẻ với chúng những cảm xúc tương đồng. Vì thế, muốn con cái vui lòng tâm sự với mình đủ thứ chuyện, người làm cha mẹ phải đi trước một bước trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi, tự nhiên.