Giáo dục theo tâm sinh lý ở trẻ nhỏ

0
707

Khi dạy con cái cha mẹ phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ, tiến hành có kế hoạch, có mục đích, như vậy sẽ ít tốn công sức mà lại rất hiệu quả.

Những biện pháp điều chỉnh tâm lý của trẻ:

1. Rèn luyện thói quen tốt ở trẻ:

Cha mẹ có thể thông qua việc bú sữa, rèn cho trẻ những hành vi tốt, rèn luyện thói quen sinh hoạt có quy tắc. Đừng liên kết hai việc bú sữa và khóc lóc lại với nhau, tức là không thể cứ khóc là cho ăn, tránh sau này không thể rèn được thói quen sinh hoạt có quy luật. Có thể hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe một bài nhạc trước khi cho trẻ ăn sữa, như vậy sẽ hình thành nên ở trẻ phản xạ có điều kiện. Khi trẻ khóc nghe được tiếng nói quen thuộc thì sẽ nín ngay.

2. Rèn luyện tác phong:

Xây dựng kế hoạch dạy trẻ ngẩng đầu, lẫy, ưỡn ngực, đứng, đi… Điều này rất có lợi cho việc hình thành tác phong mau lẹ và hành vi nhanh nhẹn của trẻ sau này.

3. Khai mang trí não của trẻ:

Mở mang đầu óc trẻ ở thời kỳ sớm có thể dựa theo tháng tuổi của trẻ để chuẩn bị cho trẻ những đồ chơi, hình vẽ có màu sắc tươi sáng, đẩy mạnh sự phát triển khả năng quan sát của trẻ. Ngoài ra, những khúc nhạc, những bài hát hay, lời nói của người lớn uyển chuyển, sống động sẽ ảnh hưởng tốt đến việc phát triển tâm lý đối với trẻ.

Chơi đùa cùng bé

4. Yêu thương trẻ:

Mẹ và người nhà nên dành cho trẻ sự yêu thương vỗ về, ôm ấp cần thiết. Một nhà tâm lý học Mỹ đã phát hiện, ở nhà trẻ mồ côi không dùng người chăm nuôi trẻ mà chỉ áp dụng cho ăn sữa một cách máy móc, không để trẻ tiếp xúc với mọi người, kết quả đã ảnh hương đến phát triển tâm sinh lý của trẻ. Sau đó khi tăng thêm người chăm sóc, quy định mỗi ngày thời gian và số lần ôm ấp vỗ về trẻ, tình hình đã thay đổi. Trẻ ngủ tốt hơn, trẻ uống sữa gì cũng tiến bộ hơn, tỉ lệ mắc bệnh giảm.

Để bồi dưỡng tâm lý mạnh khoẻ của trẻ dưới một tuổi cha mẹ cần che chở bảo vệ trẻ hết mình, và phải tuân theo quy luật và trình tự nhất định. Chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn, trẻ nhất định sẽ có một trạng thái tâm lý tốt.

Tâm lý của trẻ nhỏ phức tạp hơn người lớn là do trẻ không biết diễn tả ý muốn cũng như điều mình không muốn như thế nào cho người lớn hiểu nên nó sẽ tích tụ trong tiềm thức của bé. Thông thường cha mẹ phải quan sát và hiểu con để giúp bé giải tỏa những điều mà bé không nói ra được.

Đặc biệt, trẻ rất nhạy cảm nên cha mẹ cũng đừng bao giờ nạc nộ hay la mắng con, hãy dùng tình yêu thương của bạn để bé cảm thấy an toàn nhé.