WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]SELECT wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 1973 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC
Lên 2 tuổi, trẻ có thể hiểu được khoảng 200 từ, thế nhưng trẻ chỉ thường xuyên sử dụng có 50 –75 từ mà thôi. Đa số những từ trẻ hay nói là những danh từ chỉ đồ vật mà trẻ hay dùng đến trong cuộc sống hàng ngày như “muỗng”, “xe”….
Từ 18 đến 20 tháng, tốc độ tiếp thu từ mới của trẻ lên đến 10 hoặc hơn 10 từ một ngày. Những đứa trẻ chú tâm đến chuyện học nói có khả năng học thêm được một từ mới trong vòng 90 phút vì vậy hãy cẩn thận với lời nói của chính mình. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đã bắt đầu kết hợp hai từ với nhau tạo thành những câu nói căn bản như “Ẵm con!”. Vì trẻ vẫn chưa nắm được cấu trúc câu nên bạn thường nghe những câu nói buồn cười như “Con ẵm” (Mẹ ẵm con đi). Trẻ cũng hiểu được rằng chúng có nhu cầu về ngôn ngữ nên chúng rất cố gắng định rõ và gọi tên những đồ vật chúng thấy hàng ngày. Dĩ nhiên, trẻ thường mở rộng thái quá những từ chúng đã biết và vì thế tất cả những động vật bốn chân mà chúng mới thấy lần đầu đều được gọi là “chó”.
Vào lần sinh nhật thứ hai, trẻ bắt đầu nói câu có ba từ và hát nghêu ngao những giai điệu đơn giản. “Cái tôi” đã dần hình thành, trẻ thích nói về bản thân nó: nó thích gì và không thích gì, nó nghĩ gì và cảm nhận được gì. Trong giai đoạn này, trẻ thích dùng từ “con” hoặc tự xưng tên của nó khi nói chuyện với người khác như “Con uống cam” hoặc “Bi uống cam”.
Từ 25 đến 30 tháng Vốn từ vựng của trẻ đã kha khá, chúng bắt đầu biết lên giọng xuống giọng. Rất có thể chúng vẫn nói to khi chúng chỉ cần nói với giọng và âm lượng bình thường và thều thào khi phải trả lời câu hỏi của một ai đó, nhưng chẳng bao lâu chúng sẽ khám phá ra “âm lượng” thích hợp và biết cách điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe.
Từ 2 đến 3 tuổi, số từ trẻ sử dụng vào khoảng 300 từ (chúng có khả năng hiểu 900 từ). Biết kết nối và sắp xếp danh từ và động từ, nói được những câu hoàn chỉnh nhưng còn rất đơn giản, háo hức kể những chuyện đã xảy ra với nó. Bạn đã có thể hỏi chúng những câu hỏi “Ai?” và “Ở đâu?”. Nếu trẻ chỉ thích đưa ra câu hỏi và tỏ ra khó khăn khi trả lời người khác thì bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ khoa nhi.
Từ 31 đến 36 tháng Cháu đã bắt đầu nói những câu khá phức tạp. Biết cách nói chuyện, lên xuống giọng, sử dụng từ ngữ và mẫu câu thích hợp với tình huống và với người chúng đang nói chuyện. Ví dụ, chúng còn biết sử dụng cả “uyển ngữ”, thay vì nói là “con mắc đái” thì nó nói “con muốn ngồi bô”, hoặc đôi khi chúng nói một tràng như ra chỉ thị “Con muốn vào nhà tắm”. Đến lúc này thì không những chỉ có người trong gia đình mà ngay cả những người lạ cũng thể thể hiểu được những gì trẻ muốn nói và vì thế bố mẹ không cần phải đóng vai “thông dịch viên” bất đắc dĩ. Trẻ sẽ thông thạo cách giới thiệu họ tên, tuổi và sẵn sàng giúp đỡ khi được yêu cầu.
Khi nào nên lo lắng? Bạn chính là máy đo chính xác nhất sự phát triển khả năng nói của con mình. Trong khi một số trẻ bắt đầu nói vào tháng thứ 9 thì rất nhiều trẻ chỉ bắt đầu nói vào tháng thứ 13 hoặc 14. Nếu đến 15 tháng mà con bạn vẫn chưa nói từ nào (ngay cả baba hoặc mama) hoặc không bập bẹ một tiếng nào trước lần sinh nhật thứ nhất, không có khả năng chỉ và nói các bộ phận trên cơ thể, và bạn cũng không thể nào hiểu được những gì trẻ nói thì hãy nói chuyện với các chuyên gia hoặc bác sĩ nhi về điều lo lắng của bạn.
Đến 2 tuổi mà trẻ vẫn ít khi cố gắng tập nói, không thích bắt chước người khác nói hoặc có vẻ như chẳng có vẻ gì là muốn nói chuyện thì có lẽ bé gặp vấn đề về nói hoặc nghe.
Lên 3 tuổi mà trẻ vẫn chưa nói thành câu, thường hay nói sai, khi nói nó thường tránh tiếp xúc bằng mắt với người đối diện, gặp khó khăn khi gọi tên các vật dụng trong nhà hoặc vẫn chưa nói được thành câu đơn giản, bạn hãy mang bé đi khám bác sĩ để tìm phương pháp chữa trị cho bé càng sớm càng tốt. Việc trẻ nói lắp chỉ là một hiện tượng bình thường đặc biệt là khi chúng đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh về khả năng diễn đạt ý tưởng. Chúng quá háo hức muốn kể hết những gì đang ở trong đầu và đôi khi chúng không nghĩ ra được từ để diễn đạt. Nhưng nếu chúng tiếp tục nói lắp sáu tháng sau đó hoặc trở nên nói lắp nhiều hơn, tỏ ra căng thẳng mỗi khi chúng mở miệng nói một điều gì đó, bạn hãy xin lời khuyên của bác sĩ. Khi chúng lớn lên, chúng sẽ huyên thuyên nói chuyện cả ngày, nào là những kế hoạch của bọn nhỏ ở trường học, chúng ăn gì ở trường học, suy nghĩ của nó dành cho bà dì ghẻ của Cô bé lọ lem và bất cứ chuyện gì nó quan tâm. Bạn cũng sẽ chẳng nhớ rằng trước đây bạn đã lo lắng là chúng sẽ không nói được. Và giờ đây bạn lại mong ước có được một ngày yên tĩnh.
Lên 4 tuổi, trẻ sử dụng được 800 từ, để ý đến ngữ pháp và bắt đầu những câu hỏi Tại sao? Cái gì? Ai làm?
Cho con học trường quốc tế Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích quan trọng.…
Việc chọn trường mầm non cho con là một trong những quyết định quan trọng…
Giáo dục giới tính không chỉ là việc cung cấp thông tin về cơ thể…
Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá trị,…
Thời điểm vàng để để dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi là chủ…
Việc chọn một trường mầm non phù hợp luôn là mối quan tâm hàng đầu…