Phương pháp giáo dục mầm non hiệu quả mà giáo viên nên biết

0
546

Những nhận thức mà trẻ tiếp nhận trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi vô cùng quan trọng, đó là những kiến thức đầu đời trong tiềm thức của bé. Chính vì vậy, phương pháp giáo dục mầm non cũng như kỹ năng của giáo viên vững chắc cũng là những yếu tố chủ chốt quyết định đến chất lượng giảng dạy. Để hoàn thiện những điều đó, các giáo viên nên phải luôn trau dồi năng lực của bản thân, không ngừng học hỏi, cải thiện khả năng giảng dạy để phù hợp cho xu thế hiện đại. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục mầm non mà các bạn có thể tham khảo.

Phương pháp dạy trẻ mầm non bằng tình cảm

Giáo dục mầm non 1

Người giáo viên nên tự ý thức được hành động của mình trong quá trình giảng dạy, có những cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm, hành động thân thiện, gần gũi, chan chứa tình yêu thương đối với các em. Như vậy thì các em nhỏ mới có thể tin tưởng, có thiện cảm khi tiếp xúc với giáo viên và cả những người xung quanh. Đó mới là cách tạo ra một môi trường tốt cho trẻ, trẻ đến trường với niềm vui và hạnh phúc, học trong lớp học với tình yêu thương của người thầy người cô, từ đó trẻ mới có thể cảm nhận được câu nói “cô giáo như mẹ hiền”.

Phương pháp giáo dục mầm non bằng cách trò chuyện, dùng lời nói giao tiếp với trẻ

Giáo viên nên thường xuyên sử dụng những lời kể cách diễn cảm khi trò chuyện hoặc khi kể truyện cho các bé nghe. Trong lời nói khi giao tiếp với trẻ những câu hỏi mở kèm theo những cử chỉ, điệu bộ nhằm phù hợp động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn lúc giao tiếp với cô giáo và bạn bè xung quanh. Hạn chế tạo cho bé cảm giác rụt rè sợ hãi mọi thứ, tạo điều kiện thích hợp để trẻ có thể bộc lộ được cảm xúc, chia sẻ những mong muốn với mọi người bằng những hành động hay lời nói cụ thể.

Giáo dục mầm non 2

Điều này giúp cho khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ hơn từng ngày, câu từ trẻ nói ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.

Phương pháp giáo dục mầm non thông qua thực hành

Sử dụng nhiều hành động thao tác khi tiếp xúc hoặc hướng dẫn trẻ. Khi chỉ trẻ chơi và học tập, cần cho trẻ thực hành, quan sát các em chơi như thế nào, để hướng dẫn kịp thời. Trẻ học rất nhanh từ các thao tác hay cử chỉ từ mọi người xung quanh, bạn nên kiên nhẫn khi chăm sóc và hướng dẫn cho các em. 

Giáo dục mầm non 3

Các em nhỏ có thể học được từ giáo viên các thao tác, cách quan sát và phân loại đồ chơi, đồ vật, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy.

Với các hoạt động văn nghệ ca, múa hát. Việc dạy các em múa, nhảy nhịp điệu theo nhạc kích thích tư duy và dạy trẻ tự tin hơn khi tiếp xúc những hoạt động lành mạnh nâng cao thể chất. Từ đó có thể phát hiện ra các năng khiếu của trẻ ngay từ lúc còn bé và rèn dũa, bạn nên nhớ năng khiếu là điểm cộng nhưng việc chăm chỉ rèn luyện năng khiếu mới là con đường đi đến thành công sau này cho trẻ. 

>>> Xem thêm: Chương trình học mầm non tại trường quốc tế Việt Úc

Phương pháp giáo dục mầm non nêu tình huống

Giáo viên hãy tự đưa ra thật nhiều tình huống giả định về các trường hợp khác nhau, gần gũi, và phù hợp với nhận thức của trẻ như: Không được đi với người lạ, không nhận đồ của người lạ đưa cho mình, cần phải tuân thủ luật lệ giao thông như thế nào…, Cho trẻ đặt ra những câu hỏi tại sao phải làm như vậy mà không làm theo cách này cách kia. Trẻ phải tự biết tìm ra câu trả lời đúng, đưa ra quyết định riêng giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả, tối ưu nhất.

Steiner – Phát triển năng lực đặc biệt của trẻ

Phát triển năng lực đặc biệt của trẻ còn có tên gọi khác là Waldorf được Rudolph Steiner – nhà triết gia, giáo dục người Áo sáng lập nên. Hình thức này khác với nền giáo dục truyền thống là tập trung truyền đạt kiến thức, phương pháp này đi sâu, đặt tầm quan trọng vào các tiêu chí cốt yếu của con người: Cảm xúc, ý chí, suy nghĩ.

Đây được coi là một tư duy giáo dục hiện đại, nâng cao, thúc đẩy khả năng liên tưởng, tạo tiền đề để trẻ hợp tác học tập, sáng tạo, phát triển trí não thông qua các hoạt động hát, đọc và nhiều hoạt động sôi nổi tại khác tại trường. Trẻ sẽ được thực hành các hoạt động và trực tiếp tham gia vào các trò vui chơi, hình thức sáng tạo mang khuynh hướng theo phong cách riêng của trẻ.

Theo tác giả, việc áp dụng phương pháp này vào việc giáo dục mầm non cho các bé chính là một nghệ thuật “nghệ thuật của việc đánh thức những tiềm năng sẵn có trong con người mỗi đứa trẻ”. 

>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc

Kết,

Trên đây một số thông tin về phương pháp giáo dục mầm non đối với trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các giáo viên có thể củng cố chắc chắn các kỹ năng, kinh nghiệm,  năng lực sư phạm mầm non của mình.