Sữa lên men kích thích sự thèm ăn ở trẻ

0
1235

Để bữa ăn không còn là nỗi ám ảnh của cả mẹ và bé, để trẻ không còn cảm giác ngán ngẫm chạy trốn khi đến giờ ăn luôn là ao ước của nhiều bậc phụ huynh.

Hãy áp dụng nhanh các bí quyết sau đây để giúp con không còn biếng ăn và mẹ sẽ không còn phải lo lắng nữa.

Ăn khi thấy đói

Mẹ phải biết đợi đúng thời điểm, chờ tới lúc bé cảm thấy đói mới cho con ăn. Lúc này, dạ dày bé tiết enzym nhiều hơn và truyền tín hiệu lên não, kích thích cảm giác thèm ăn, bé sẽ ăn ngon miệng hơn, từ đó ăn nhiều hơn.

Các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 tiếng để bé phân biết được cảm giác no và đói, đồng thời còn giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ được nghỉ ngơi. Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ để có thể hấp thụ dinh dưỡng nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài những bữa ăn chính trong ngày, mẹ nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ, ăn nhẹ để tăng cường hấp thu dưỡng chất. Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,.. cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đồng thời còn có hương vị thơm ngon, luôn là món ăn ưa thích của trẻ.

Thay đổi thói quen ăn uống

Không khí trong mỗi bữa ăn phải vui tươi, để bé cảm thấy hào hứng trong việc ăn uống. Mẹ nên chế biến các món ăn theo sở thích và khẩu vị của trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng. Ai cũng yêu thích cái đẹp, trẻ con cũng vậy, món ăn ngon miệng vẫn chưa thu hút trẻ bằng việc bàn ăn đầy màu sắc, bắt mắt, hấp dẫn. Trang trí các món ăn cho bé thật sinh động sẽ kích thích được sự thèm ăn của trẻ.

Món ăn bắt mắt sẽ kích thích vị giác của trẻ

Mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn lành mạnh, không vừa xem tivi vừa ăn, điều đó không những khiến trẻ xao lãng, mất tập trung trong bữa ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của trẻ nữa. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn, cho con ngủ đủ giấc, đúng giờ để cơ thể trao đổi chất một cách tốt nhất.

Bổ sung thực phẩm kích thích thèm ăn

Các thực phẩm bổ sung để khiến trẻ ăn ngon miệng như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa lên men dinh dưỡng nên ăn sau bữa chính hoặc coi như một bữa ăn phụ, không nên cho trẻ ăn khi đói và quá nhiều trong ngày. Các khoáng chất như kẽm, vitamin B, lysine có trong các loại thực phẩm này có khả năng kích thích thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng, ăn được nhiều, tăng trao đổi chất và tăng cân nhanh chóng.

Cho bé thường xuyên vận động

Tại các trường mẫu giáo và trường tiểu học luôn có bài thể dục giữa giờ, giúp bé vận động, có tác dụng rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, tăng sự năng động ở trẻ. Mẹ nên khuyến khích trẻ hoạt động, tham gia các trò chơi vận động ngoài trời, nhất là buổi sáng sớm, vừa có thể hấp thụ được vitamin D giúp chắc khỏe xương, vừa đốt cháy năng lượng, tạo cảm giác thèm ăn, trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn. Đây cũng là một cách giúp trẻ tăng cân. Bạn có thể cho con đi học, tham gia các môn thể thao như : võ thuật, bơi lội,… ngoài rèn luyện sức khỏe, con còn phát triển được kĩ năng sống.

Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt hơn. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Mọi sự thay đổi phải diễn ra từ từ và nhẹ nhàng, không nên tạo áp lực cho trẻ. Bé bị stress sẽ làm hạn chế quá trình trao đổi chất trong cơ thể, càng làm phản tác dụng đấy nhé.