WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 465 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC


Warning: stripos() expects parameter 1 to be string, array given in /var/www/nuoiduongbe/wp-includes/formatting.php on line 4185

Notice: Array to string conversion in /var/www/nuoiduongbe/wp-includes/formatting.php on line 4122
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn cho bé – Nuôi Dưỡng Bé

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn cho bé


Warning: getimagesize(http://imagehub.mangoads.com.vn/2017/10/1506936057_ghe-ngoi-an-bot-cho-bejpgjpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /var/www/nuoiduongbe/wp-content/plugins/accelerated-mobile-pages/components/featured-image/featured-image.php on line 55

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm đang là xu hướng cho các bà mẹ bỉm sữa tại Việt Nam.

Lợi ích của phương pháp này đã được kiểm chứng qua việc so sánh sức khỏe của người Nhật, không lớn nhưng lại có sức bền, dẻo dai, âu cũng là nhờ từ nhỏ được tập cho thói quen này. Dưới đây là gợi ý cho mẹ một số thực đơn ăn dặm cho bé qua từng giai đoạn.

Một số lưu ý khi cho con ăn dặm theo kiểu Nhật

– Không nêm thêm gia vị vào thức ăn, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.

– Tạo tính kỉ luật cho con khi ngồi im một chỗ khi ăn và ngồi dùng bữa chung với ba mẹ dù thức ăn của trẻ khác.

– Tập cho trẻ tự lập bằng cách dùng muỗng. Bạn phải chuẩn bị tinh thần rằng sẽ bị bẩn và thức ăn văng tung tóe khắp nơi. Khi trẻ lớn hơn và cầm muỗng vững, mẹ nên tập tiếp cho trẻ dùng đũa.

– Không thúc ép trẻ ăn

– Khi có một món ăn mới lạ miệng, mẹ nên tập cho bé làm quen trong vòng 3-4 ngày.

Bé bắt đầu ăn cháo loãng rồi đặc dần theo từng độ tuổi trong quá trình ăn dặm.

Lợi ích khi cho con ăn dặm theo kiểu Nhật

– Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc và dạng hạt tơi để nhai nên không gây cảm giác nhàm chán. Hơn nữa, các món ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được ăn đa dạng các món trong một bữa, do đó bé sẽ luôn cảm thấy thích thú khi đến giờ ăn.

– Các món ăn theo phương pháp này được phân chia từ các dạng từ lỏng tới đặc theo độ tuổi, do đó, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt và dạ dày sẽ làm quen được với việc tiêu hóa thức ăn dạng hạt.

– Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen dễ đàng hơn với mùi vị của loại thực phẩm đó, phân biệt được từng loại và kích thích khả năng vị giác của trẻ.

– Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.

Gơi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ

  • Đối với trẻ từ 4-6 tháng:

Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, nhuyễn mịn nhất là trong tuần đầu tiên để trẻ tập quen dần với các dạng thức ăn khác ngoài sữa. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Nếu bé cảm thấy chưa quen, bạn cũng không nên quá lo lắng, bạn có thể cho bé ngưng vài ngày và lại tiếp tục.

Theo lời khuyên của một số bà mẹ Việt trên các diễn đàn mẹ và bé: Tháng đầu tiên khi cho bé ăn dặm thì nên ăn các loại bột ăn dặm bên ngoài vì đạt được độ mịn nhuyễn và nhiều vị giúp không ngán.

Những thực phẩm cho bé 4-6 tháng tuổi có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

– Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây

– Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai

– Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

  • Đối với trẻ từ 7-8 tháng:

Sau khi thử được từng vị riêng biệt, giai đoạn này bạn có thể cho bé thử những vị hỗn hợp. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng.

Bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn, mãng cầu (na),…

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

– Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc

– Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu

– Vitamin: nấm

  • Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng:

Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này. Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

  • Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi:

Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Hi vọng bài viết này sẽ khái quát giúp mẹ dễ dàng lập thực đơn chi tiết mỗi ngày cho con.

Leo Nguyen

Leo Nguyen là một trong những Nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất tại TPHCM. NAG Leo Nguyen đa bắt đầu sự nghiệp vào năm 2012 và đã có những thành công vượt bậc. Hiện nay, Leo Nguyen đang sở hữu một Stuido chụp ảnh Film được nhiều người nổi tiếng tìm đến.

Share
Published by
Leo Nguyen

Recent Posts

3 trường quốc tế Sài Gòn tốt nhất mà ba mẹ nên lựa chọn

Cho con học trường quốc tế Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích quan trọng.…

6 days ago

Những điều cần biết khi chọn trường mầm non cho con lần đầu

Việc chọn trường mầm non cho con là một trong những quyết định quan trọng…

4 weeks ago

Tại sao giáo dục giới tính quan trọng cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là việc cung cấp thông tin về cơ thể…

1 month ago

Case Study: Các doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá trị,…

1 month ago

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi: Những sai lầm phụ huynh cần tránh

Thời điểm vàng để để dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi là chủ…

1 month ago

Tìm hiểu trường mầm non quận 10 với chương trình giáo dục hiện đại

Việc chọn một trường mầm non phù hợp luôn là mối quan tâm hàng đầu…

2 months ago