Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa và những điều ba mẹ cần biết

0
796

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa là triệu chứng thường thấy ở hầu hết những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa và điều này có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ là điều mà không phải ba mẹ nào cũng biết.

Dưới đây sẽ là những thông tin bổ ích được tổng hợp từ các chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ở trẻ em, nhằm giúp ba mẹ có con nhỏ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ được tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Liệu ọc sữa có có phải là bệnh?

Phần lớn, Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và hiện tượng ọc sữa là do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện nên tình trạng này rất hay xảy ra, nhất là sau khi con vừa bú xong. Tình trạng ọc sữa có khi trào ra cả đường mũi của con, khiến con khó chịu, quấy khóc làm cha mẹ lo lắng. Nhưng thực chất hiện tượng này chỉ là do cơ thể trẻ đang tự điều chỉnh, cổ họng con bị vướng hoặc bé bị ép ăn….

Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và không có chiều hướng thuyên giảm thì nên nghĩ ngay đến việc cơ thể con đang mắc phải bệnh tật nào đó như: virus dạ dày, đư3ờng ruột hoặc nặng hơn do ngộ độc thực phẩm….trường hợp này cần sự can thiệp của bác sĩ ngay lập tức.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh như: bú sai cách, bé nuốt quá nhiều khí trong bình sữa, v.v… Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ:

– Cho bé bú quá nhiều: Trẻ sơ sinh có phản xạ bú mút tự nhiên khi được đưa ti vào miệng, nên trong lúc cho bú nếu mẹ không canh thời gian thì trẻ sẽ theo phản xạ bú không ngừng dù đã no. Điều này, khiến dạ dày non nớt của con không thể cùng 1 lúc chứa quá nhiều sữa nên sẽ tìm cách tống ra ngoài gây ra hiện tượng nôn trớ và khi còn nhỏ hệ hô hấp của con còn yếu, nếu nôn trớ ở trẻ sơ sinh nhiều lần dễ khiến bé bị suy hô hấp và thậm chí là nghẹt thở.

– Bé bú quá nhanh, nuốt nhiều khí vào dạ dày: Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn nên khi ăn quá nhanh, ngoài việc nuốt sữa, bé còn nuốt thêm lượng không khí lớn. Khi không khí vào trong dạ dày quá nhiều, trẻ sẽ bị đầy hơi và trớ sữa.

– Bé nuốt phải nước ối của mẹ: Những lần đầu bú sau khi chào đời, trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa là do hiện tượng nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ gây ra. Đây là trường hợp rất phổ biến ở trẻ sau khi sinh.

– Bé bị nhiễm trùng đường ruột: Khi đường ruột của bé bị nhiễm trùng cũng dễ gây ra tình trạng trớ sữa và ngoài nhiễm trùng đường ruột thì trong giai đoạn sơ sinh, bất kì hiện tượng nhiễm trùng nào cũng sẽ gây ra tình trạng trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa cho con ít hoặc nhiều như: nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng rốn,… Ba mẹ cần phải hết sức lưu ý những hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý gây ra.

– Thuốc cho bé quá đắng: Trẻ sơ sinh thường phản ứng rất mạnh với thuốc có vị đắng. Điều này cũng là nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị bị trớ. 

– Bé bị xuất huyết dạ dày: Nếu dịch nôn của bé có màu đỏ hoặc nâu thì hãy đưa trẻ đén bác sĩ kiểm tra vì vấn đề trớ sữa ở trẻ có thể xuất phát từ việc bé bị xuất huyết dạ dày. Nếu để lâu sẽ nguy hiểm cho con.

– Bé bị táo bón: Táo bón khiến cơ thể con bị uất hơi, đầy bụng nên lúc này, cơ thể tự tìm cách đẩy ra ngoài bằng đường miệng nên dễ dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ.  

3. Những cách xử trí ọc sữa, nôn trớ thông thường

Khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nước trong cơ thể con cũng từ đó ra ngoài. Ở giai đoạn sơ sinh trẻ dễ mất nước nhiều hơn người lớn. Vì thế, mất nước là điều khó tránh khỏi. Lúc này, ba mẹ phải chú ý quan sát con, nếu con có những biểu hiện như miệng lưỡi khô, mệt mỏi, cáu kỉnh, đi tiểu ít, mỗi lần đi lượng ít, nước tiểu sậm màu…. thì khi đó trẻ đang bị mất nước.

Để ngăn chặn hoặc giảm tình trạng này, ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước và chịu khó đút cho bé từng chút một. Ngay cả khi uống vào tiếp tục bị nôn, điều đó không có nghĩa là trẻ đã nôn ra hết lượng nước bạn vừa đưa vào. trẻ sẽ hấp thu một ít lượng nước vừa cho bé uống. Nếu có thể hãy cho bé uống dung dịch bù nước oresol hoặc nước có pha chút muối. Sau khi bé nôn, hãy bắt đầu cho bé uống lại ít một, cách vài phút lại cho uống. Cho bé uống đến lúc bé có thể đi tiểu trở lại.

Cách vài giờ kể từ lần cuối cùng bị nôn trớ hãy cho bé ăn theo một chế độ ăn lỏng, loãng, chúng sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, đường ruột dễ hấp thu hơn và không bị quá tải. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống nước hoa quả, kể cả cam quýt, hay uống sữa. Nhiều bậc cha mẹ thấy con nôn, đi ngoài thường kiêng khem quá mức làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu chất dễ dẫn đến mắc bệnh khác

Tuyệt đối, không nên dùng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột chẳng hạn, thuốc sẽ không thể giải quyết vấn đề. Nếu trẻ bị nôn nặng dẫn đến mất nước hãy cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân. Việc tự ý sử dụng thuốc cho con có khi lại gây ảnh hưởng nặng thêm cho tình trạng ọc sữa ở trẻ. 

Một cách nhân gian thông thường giúp giảm tình trạng nôn trớ của con là sử dụng gừng. Gừng sẽ làm giảm các cơn đau ở dạ dày và đường ruột. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gừng có tác dụng rất tốt lên dạ dày, đường ruột và hệ thần kinh nhằm kiểm soát các triệu chứng buồn nôn. Có thể sử dụng nước gừng ấm pha loãng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên uống từng chút một.

Bấm huyệt để bé giảm nôn trớ cũng là một cách nhân gian được sử dụng rộng rãi. Chỉ cần dùng đầu dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới. Ấn ngón cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở mặt trong cổ tay. Kỹ thuật này đã giúp giảm nôn trớ tạm thời cho con. Thực hiện bấm huyệt từ 3 – 5 phút. 

Ọc sữa nhiều sẽ dễ gây biếng ăn, chậm tăng cân cho trẻ. Khi thấy cân nặng con sụt xuống dù ít nhiều cũng khiến ba mẹ lo lắng. Phần tiếp theo bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu đúng về cách đánh giá cân nặng cho con.

4. Đánh giá đúng về cân nặng của trẻ

Ba mẹ nên kiểm tra cân nặng của con ít nhất là 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 tuần. Tốt nhất là nên có một biểu đồ tăng trưởng cụ thể để theo dõi cân nặng của con được chuẩn xác hơn. Có thể đưa bé đến cơ sở y tế để cân nặng và đồng thời kiểm tra sức khỏe cho bé. Tại đây họ sẽ lưu hồ sơ về biểu đồ tăng trưởng của con. Nếu trẻ bị bệnh, thời gian giãn cách được cộng thêm 3-4 tuần, tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ về thời điểm hết bệnh thực sự của trẻ.

Cha mẹ nên biết trẻ biếng ăn không có nghĩa trẻ sẽ tăng trưởng kém. Nhiều lúc hành động ép trẻ ăn của ba mẹ cũng góp phần làm trẻ bị ọc sữa và sợ những lần ăn tiếp theo. 

5. Giữ tâm lý thoải mái trong bữa ăn cho con

Để giúp bé hứng thú với việc ăn/bú sữa, ba mẹ nên giữ cho con tâm lý thoải mái, đừng la mắng, doạt nạt,… sẽ làm bé hoảng sợ và bữa ăn cũng vì thế mà kém chất lượng. Cách tốt nhất là để bé tham gia bữa ăn cùng với gia đình hoặc với những bé đồng trang lứa khác.

Ba mẹ cũng đừng tập cho bé thoái quen ăn uống trái giờ giấc vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Tránh cho trẻ ăn lúc trẻ quá đói. Khi trẻ có biểu hiện biếng ăn thường xuyên, phụ huynh nên cắt giảm khẩu phần ăn và tăng thêm số lần cung cấp thực phẩm phụ giúp bổ sung năng lượng cho con.

Khi nấu ăn cho con, mẹ cũng nên chú ý cân bằng thành phần dinh dưỡng, không để trẻ thừa đạm hay chất béo, sẽ gây tăng nguy cơ béo phì cho con.Việc chọn lựa sữa cũng tương tự như thế, đừng vì muốn con phát triển mà ép trẻ bú những loại sữa có thành phần không tương thích với cơ thể của trẻ.

Khi cho con ăn, có thể luân phiên thay đổi thành viên trong gia đình để tạo cảm giác khăn khít giữa bé với các thành viên khác. Mỗi thành viên sẽ mang lại cho bé những cảm giác thích thú khác nhau. Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hình thành thói quen gần gũi gia đình khi còn nhỏ

6. Cho con tham gia các trò chơi lành mạnh

Vui chơi là hoạt động giúp trẻ có thể đào thải chất độc qua tuyến mồ hôi và thúc đẩy quá trình nạp năng lượng, trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể bé. Với những bé trên 1 tuổi, ba mẹ có thể cho con vui chơi tối đa 30 phút/ngày. Với những trẻ quá năng động, ba mẹ nên tiết chế lại bằng cách cho con chơi tô màu, xếp chữ, v.v…

Có thể nói, biếng ăn ở trẻ ngoại trừ trẻ bị bệnh thì nguyên nhân còn lại là do ba mẹ thúc ép trẻ ăn quá nhiều. Với những bé sơ sinh, thúc ép trẻ bú là 1 hành động sai lầm vì dạ dày trẻ còn bé chưa thể tiếp nhận cùng 1 lúc quá nhiều sữa. 

Chăm sóc con chưa đúng cách trong vấn đề ăn uống sẽ làm bé chậm phát triển. Chưa kể là tình trạng nôn trớ ở trẻ sau mỗi bữa ăn cũng diễn ra thường xuyên hơn. Nôn quá nhiều sẽ làm cơ thể trẻ mệt mỏi và không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thậm chí là mất nước và các chất điện giải.

Vì vậy, các ông bố bà mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc con để tránh những sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây để biết thêm chi tiết về những cách chống nôn trớ ở trẻ. 

Xem thêm về cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh: http://www.phunuonline.com.vn/gia-dinh/me-va-be/mach-me-cach-chua-tro-sua-o-tre-so-sinh-va-tre-nho-tu-vien-dinh-duong-122108/

Xem thêm về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: https://eva.vn/lam-me/co-che-lam-sanh-sua-giai-phap-dieu-tri-benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh-c10a340827.html