Trường mầm non quận 10 giúp ba mẹ hướng dẫn kỹ năng sống mầm non cho trẻ

0
662

Khi trẻ bước vào độ tuổi mầm non, cũng là lúc con bắt đầu có những nhận thức mới mẻ hơn về thế giới xung quanh. Việc dạy dỗ trẻ trong giai đoạn này cũng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là quá khó nếu các bậc cha mẹ tìm ra cách.

Dưới đây là một vài gợi ý của các trường mầm non quận 10, nhằm giúp ba mẹ tìm ra cách giáo dục trẻ đơn giản và hiệu quả hơn.

1. Khích lệ trẻ bằng những thử thách

Để hiểu rõ hơn thế nào là khích lệ trẻ bằng thử thách, ba mẹ hãy xem qua vì dụ này. Một ngày, Bình đưa ra một trò chơi thú vị: “Hãy xem quả quýt của ai có nhiều hạt nhất” để khích lệ cả gia đình ăn quýt. Bọn trẻ thường thích cam ngọt không hạt, nhưng Bình không thể nào bỏ đi 3 kg quýt chỉ vì chúng có hạt được! Năm năm sau, những đứa trẻ của cô vẫn đếm hạt của quả quýt mỗi khi ăn – nhưng rõ ràng cảm giác khác lần đầu tiên đó và chúng cũng đã chịu ăn những quả có hạt.

Ở một trường hợp khác, thử thách được đặt ra có thể sẽ là: “Liệu con có thể mặc quần áo xong trước khi đồng hồ rung chuông đến giờ?” “Con có thể gập bao nhiêu cái tã trong vòng 10 phút?” “Liệu con có thể giúp mẹ rửa xong đống bát đĩa trong lúc ti-vi phát chương trình quảng cáo?” (Thường khoảng năm đến mười phút).

Hướng dẫn trẻ những kỹ năng sống mầm non như tự nấu ăn

 

Bạn có thể không tin điều này, nhưng dần dần những đứa trẻ của bạn sẽ biết rằng những việc vặt mà chúng phải làm vào sáng thứ Bảy cần phải hoàn thành xong trong lúc ti-vi phát chương trình quảng cáo giữa giờ chiếu phim hoạt hình. 

Tuy nhiên, thử thách đưa ra không nên theo kiểu trẻ – cạnh tranh – với trẻ vì có thể dẫn đến tính đố kỵ ở lứa tuổi này. Đã có đủ sự cạnh tranh giữa bọn trẻ trong những thử thách rồi, không cần phải nuôi dưỡng thêm nữa.

Ví dụ, nếu chúng ta nói với Mai (5 tuổi) và Bon (8 tuổi): “Hãy xem ai là người mặc quần áo xong trước”, thì đứa thua sẽ òa lên khóc. Nếu nói: “Hãy xem ai là người mặc quần áo xong trước khi chuông đồng hồ điểm 10 tiếng kêu nhé,” sẽ tạo cho chúng một cơ hội để chiến thắng. Một phương pháp khác vẫn tạo ra sự hợp tác là cha mẹ có thể nói: “Ngay khi hai con mặc xong quần áo, hãy cùng tới đây…” Tạo cơ hội cho chúng trợ giúp và khuyên khích lẫn nhau.

2. Khích lệ trẻ bằng một ít tiền

Đây là một phần thưởng, nhưng cần lưu ý chỉ chuẩn bị số tiền vừa phải và không tăng lượng tiền thưởng lên. Khi áp dụng phương pháp này ba mẹ phải hết sức lưu ý để tránh biến con thành một đứa trẻ hư hỏng thích vòi vĩnh.

Khanh chuẩn bị một số tiền nho nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng. Chồng cô là người lớn lên ở miền Nam và muốn bọn trẻ ở độ tuổi mầm non ở nhà bắt đầu học cách nói, “vâng, thưa ông” và “vâng, thưa bà”. Khanh thưởng cho mỗi đứa 5 ngàn đồng khi chúng trả lời theo cách diễn đạt mới – trong trường hợp này, một phần thưởng trực tiếp tốt hơn là tích điểm lại và đưa cho trẻ số tiền sau. Việc này đã phát huy hiệu quả. Ba năm sau, bọn trẻ vẫn tiếp tục trả lời “vâng, thưa ông”; “vâng, thưa bà” rất lễ phép.

Trường mầm non quận 7 khuyến khích trẻ vui chơi để phát triển

Nếu trẻ muốn có tiền để mua một món đồ đặc biệt nào đó, thì điều này có thể trở thành một động lực lớn cho trẻ thử nghiệm một việc mới mẻ. Khi con muốn có một ít tiền để đi chơi bowling, mẹ có thể đề nghị con làm sạch thảm ở phòng ăn và bếp, một công việc có khi con chưa từng làm bao giờ, nhưng chắc chắn con sẽ đã làm để có tiền. Vào một dịp khác, khi lựa chọn về công việc được đưa ra, không hề có trả tiền (đó là khi gia đình cần giải quyết hết công việc để tụ tập) con sẽ chọn việc dọn sàn nhà bếp và phòng ăn vì cậu đã biết phải làm thế nào.

Một người mẹ khác sử dụng tiền như một phần thưởng và hình phạt để huấn luyện bọn trẻ chưa tới tuổi thanh thiếu niên. Cô cho mỗi đứa mười lăm ngàn để vào lọ đựng thức ăn của trẻ con. “Đây là tiền tiêu vặt của con trong tuần tới. Mỗi lần mẹ phải nhặt đồ của con thì mẹ sẽ được lấy lại một hào và vào ngày thứ Bảy, con có thể giữ lại toàn bộ tiền trong lọ.” Cô đặt những cái lọ ở cửa sổ của phòng ăn. Tuần đầu tiên, cô có đủ tiền để ra ngoài ăn sáng vào Thứ Bảy. Tuần sau thu nhập của cô chỉ mua được có mỗi một thanh kẹo. Bọn trẻ nài nỉ rằng để cho công bằng thì cha và mẹ cũng nên có một lọ đựng tiền như thế, và nếu chúng thấy đồ vật gì của cha và mẹ để không đúng nơi quy định, chúng sẽ lấy đồng tiền từ lọ của cha mẹ.

Đây rõ ràng là những bí quyết vô cùng đơn giản nhưng lại mang về hiệu quả bất ngờ. Điều đó cho thấy rằng việc khích lệ và giáo dục bọn trẻ ở nhà không hề phức tạp như cha mẹ đã nghĩ, có lẽ là ta từng đi sai hướng mà thôi.

Trên đây là 2 cách giúp phụ huynh dễ dàng giáo dục con trẻ hơn, nhất là khi con còn trong giai đoạn mầm non và như búp trên cành, phải vung trồng thật kỹ thì mới có thể cho ra những bông hoa đẹp cho đời. Nếu phụ huynh muốn tìm hiều thêm những thông tin hữu ích khác có thể tham khảo thêm tại đây.