Ứng xử xã hội ở các bé bắt đầu giai đoạn 1 tuổi

0
617

Khả năng giao tiếp ở em bé ngày một thông thạo hơn và tìm thấy niềm vui lớn trong việc gặp gỡ và ở cùng với người khác. Ảnh hưởng qua lại với bạn ngày một trở nên toàn diện hơn khi bé học hiểu được ý nghĩa của từ.

Sờ vào mọi thứ, mân mê, mỉm cười và tất cả những phương tiện tiếp xúc với người xung quanh nói chung là cần thiết cho niềm hạnh phúc của em bé ở giai đoạn này, khi bé dần dần sẽ học cách làm cho những điệu bộ và tiếng kêu có tính trò chuyện của mình trở nên tinh tế hơn thành những dấu hiệu truyền thông khiến cho người khác nhận ra được. 

Từ 12 đến 15 tháng, khả năng hòa đồng của bé không ngừng phát triển và bé thích đi cùng nhóm, đặc biệt là khi bé có thể theo dõi những cuộc trao đổi và tham gia mỗi khi có một lúc ngồi yên. Mặc dù có thái độ cởi mở, bé hãy còn cần ở gần bạn để được vững dạ và an toàn. Khi có người lạ, bé luôn luôn trông cậy vào bạn – chỉ cần nắm tay là đủ cho bé sự tự tin mà bé cần. Bé có thể nói một vài tiếng, xin cho cái này cái kia và biết cám ơn khi người ta giúp bé. 

1. Giúp đỡ, hỗ trợ bé:

Khái niệm chia sẻ đặc biệt khó nắm bắt đối với em bé. Trông mong em bé của bạn đưa cho một bé khác đồ chơi là điều không thực tế, khi mà bé đang chơi với món đồ chơi này. Tương tự như thế, nếu trông mong rằng bé của bạn hiều được rằng nó không thể lấy đồ chơi của một đứa bé khác đơn giản chỉ vì muốn đồ chơi này thì cũng không công bằng. Lúc này mẹ cần phải giải thích cho bé những khái niệm cơ bản về cho và nhận.

Khi bạn đến những buổi họp mặt gia đình, họ hàng, bạn hãy thường xuyên cho bé tham gia để bé có thể giao tiếp với mọi người. Đồng thời, hãy giới thiệu cháu với thật nhiều gương mặt để cháu không trở nên lệ thuộc vào bạn và gia đình, để nhu cầu giao tiếp của bé được kích thích. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn khi bạn không ở cạnh bé hay người thường chăm sóc bé trong thời gian ngắn.

2. Rèn luyện về kỷ luật:

Trong năm đầu của một đứa bé, có rất ít lý do để nói “không”, bạn chỉ cần duy trì các nguyên tắc ở mức tối thiểu như là nói “không” khi bé cầm đồ vật nguy hiểm chơi, sau đó lấy lại đồ vật đó và giải thích tại sao bé không được chơi chúng.

 

Giúp bé hòa đồng cùng bạn bè

 

Các bé sẽ rất dễ tiếp thu lẽ công bằng và cách chơi ngay thẳng, bé nhận ra ngay sự mau thuẫn và như vậy kỷ luật áp dụng nhẹ nhàng và một cách nhất quán sẽ giúp con bạn phát triển tính tự chủ và lương tâm của bé, những đức tính này sẽ giúp bé trong việc quyết định tạo dựng cuộc sống sau này. Điều đó cũng sẽ đem lại cho cháu một tinh thần trách nhiệm đối với mọi người.

Sự phát triển của bé khi 1 tuổi nó hoàn toàn tự nhiên, bé sẽ thích tìm tòi, tò mò về mọi thứ. Chính người bố người mẹ sẽ là người dẫn dắt bé đi con đường tốt nhất. Bên cạnh việc dạy bé ứng xử và nhận thức sự việc cơ bản, bố mẹ cũng chú ý tới quá trình ăn uống của bé. Nên bổ sung cho bé những loại sữa tốt cho hệ miễn dịch, tăng trưởng chiều cao và phát triển trí não. Những loại sữa này đều có công thức riêng biệt cho từng mức độ tuổi cũng như nhu cầu mà bé cần.