Làm thế nào để nắm được đặc điểm tâm lý ăn uống của trẻ trên 1 tuổi?

0
732

Khi bé hơn 1 tuổi, bé bắt đầu hình thành những thói quen ăn uống và sinh hoạt riêng. Vì vậy, muốn tạo cho bé một thói quen tốt ngay giai đoạn này thì các bậc cha mẹ nên nắm được đặc điểm tâm lý ăn uống của trẻ thật tốt. 

Nhiều trẻ khảnh ăn, kém ăn là do bố mẹ chưa nắm vững được đặc điểm tâm lý ăn uống của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy theo dõi những đặc điểm tâm lý sau của trẻ để có thể chăm trẻ thật tốt nhé!

1. Tính mô phỏng (bắt chước)

Trẻ rất dễ ảnh hưởng bởi thái độ ăn uống của mọi người xung quanh như khi cha mẹ ăn củ cải thì nhăn mặt, phần lớn trẻ sẽ không ăn củ cải; hoặc khi ăn cùng bạn bè thấy bạn bè ăn ngon lành thì trẻ cũng bắt chước theo mà ăn thật ngon. Chính vì vậy, cha mẹ nên nắm bắt được điều này và trở thành một tấm gương cho trẻ noi theo, hãy tạo cho bé một môi trường ăn uống thật ngon lành và ăn uống thật ngon miệng để bé thấy được ăn là một niềm vui và bé sẽ hứng thú theo.

2. Tâm lý hiếu kỳ

Trẻ em nào cũng thích khám phá những điều mới lạ, thú vị xung quanh mình. Khi có những điều mới xảy đến thì tính hiếu kì của bé sẽ tự động nổi lên, bé rất tò mò và muốn khám phá thử xem điều đó là gì. Chính vì vậy, trẻ rất thích những món ăn đầy màu sắc, có mùi vị thơm, điều này sẽ kích thích vị giác của bé và tạo cho bé hứng thú muốn được ăn. Để làm được điều này thì các bậc cha mẹ nên đa dạng các món ăn của mình, trang trí thật đẹp mắt và hấp dẫn để tạo giúp bé có được những bữa cơm thật ngon miệng. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng đặc điểm này để tập thói quen cho bé uống sữa. Mẹ có thể pha sữa rồi cho vào những chiếc ly, chiếc cốc có hình thù dễ thương, xinh xắn, làm cho việc uống sữa của bé cũng trở nên ngon và thú vị hơn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bé cũng đã dần hoàn thiện nên mẹ có thể cho bé dùng các loại sữa mà các bé ở độ tuổi này có thể dùng được như sữa hạt, ngũ cốc hoặc sữa tươi có vị dâu, socola…để bé được thử nhiều hương vị với những màu sắc khác và giúp bé không bị ngán. 

Nắm bắt được đặc điểm tâm lý ăn uống của bé sẽ giúp bé ăn tốt hơn

4. Vị giác nhạy cảm

Khi trẻ bắt đầu phát triển hơn thì vị giác của bé cũng trở nên nhạy cảm, phân biệt được các vị và độ nóng lạnh của món ăn. Khi người lớn cho rằng món ăn hơi nóng , trẻ sẽ sợ bỏng và không thích ăn.

5. Trẻ thích cầm nắm đồ ăn (ăn bằng tay)

Thông thường, những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng trẻ lại không thích ăn mà chỉ thích ăn những thứ chúng cầm được trên tay.

6. Không thích ăn những bát cơm quá đầy

Bát cơm quá đầy làm cho trẻ thấy việc hoàn thành bữa ăn rất khó khăn. Trẻ thích tự xới cơm hết lần này đến lần khác và tự hào nói: “Con ăn những hai bát (hoặc ba bát)”.

Các phụ huynh cần nắm vững đặc điểm tâm lý ăn uống của trẻ mới có thể chế biến các món ăn trẻ thích, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Trẻ kén chọn thức ăn tinh thần thường căng thẳng, thần kinh giao cảm quá hưng phấn, ức chế hoạt động của dạ dày, giảm sự tiết dịch của hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác chán ăn. Vì thế cần tạo môi trường vui vẻ, thân thiện để bé ăn được thoái mái và ngon miệng, mẹ nhớ nhé.

Xem link tham khảo tại đây.

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 2027 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC