Bật mí ý nghĩa của các trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non

0
2860

Khi còn bé, ai cũng ít nhất một lần trong đời tham gia các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, ngay cả chính các bậc phụ huynh cũng chưa từng biết được những lợi ích mà các trò chơi này mang lại. Hôm nay, các trường mầm non quốc tế sẽ bật mí cho ba mẹ điều này.

Hãy cùng tìm hiểu xem những trường mẫu giáo quốc tế này sẽ gợi ý điều gì cho các phụ huynh nhé!

1. Trò chơi tập tầm vông

Hình thức của trò này sẽ là: ba mẹ ngồi đối diện với đứa trẻ, cầm 1 món đồ chơi nhỏ, bỏ vào lòng bàn tay một phía, nắm chặt và giấu hai tay đằng sau lưng, trao đổi vị trí đồ chơi qua lại giữa 2 bàn tay để trẻ không biết tay nào đang cầm món đồ chơi đó. Sau đó đưa 2 tay nắm chặt ra trước mặt đứa bé, sau đó đọc bài thơ: “Tập tầm vông, tay không tay có, tập tầm vó, tay có tay không”.

Sau đó để bé đoán món đồ chơi đang nằm ở tay nào. Sau khi đoán, ta tiết lộ kết quả và lại bắt đầu lại một lượt chơi mới. Bố mẹ cũng có thể tuỳ ý thay đổi cách thức chơi cho sinh động hơn.

Trò chơi này giúp trẻ phát triển trí não, vì khi suy đoán món đồ vật đang nằm ở tay nào, cũng là lúc các nơ-ron thần kinh của con đang hoạt động để đưa ra đáp án cuối cùng.

Trường mẫu giáo quốc tế giới thiệu trò chơi nhân gian cho trẻ

2. Trò chơi chi chi chành chành

Bạn đưa lòng bàn tay ra, để con đặt ngón tay của mình vào lòng bàn tay. Sau đó bắt đầu đọc nhanh câu thơ: “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương lập đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập”. Vừa dứt lời là bàn tay mẹ sẽ nắm chặt lại, con rút tay ra quá sớm hoặc quá muộn cũng xem như là thua!

Trò chơi đơn giản này giúp bé phản xạ nhanh hơn, tinh mắt hơn.

3. Trò chơi trốn tìm

Đây được coi là trò chơi cổ điển của mọi thế hệ. Trước khi chơi, bạn cần giới hạn một không gian nhất định để trốn. Nếu có thể, cả gia đình hãy cùng chơi với nhau để có người chăm sóc em bé khi tìm nơi trú ẩn. Tốt nhất là trước khi bắt đầu trò chơi, bạn nên “khảo sát” một vòng quanh khu vực chơi để đảm bảo an toàn.

Đầu tiên chúng ta phân chia nhiệm vụ người trốn và người tìm bằng cách oẳn tù xì. Người thắng sẽ đi trốn và người thua sẽ đi tìm. Người tìm kiếm sẽ xoay mặt vào tường, không được nhìn trộm và đếm to từ 1 đến 10 để người trốn có đủ thời gian để tìm nơi trú ẩn. Sau khi đếm đến 10, người thua sẽ bắt đầu tìm kiếm. Trò chơi sẽ kết thúc khi người tìm kiếm tìm ra người đang trốn hoặc sau 10 phút mà người trốn vẫn chưa bị phát hiện là đang trốn ở đâu.

Mục đích của các trò chơi này là vừa để tạo cho con những giờ phút vui vẻ thoải mái bên người thân vừa đáp ứng nhu cầu rèn luyện trí tuệ và thể chất của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo. Thế nên đừng chần chờ gì nữa, cả nhà hãy cùng lên kế hoạch vui chơi với nhau ngay hôm nay đi nào!

Trò chơi này sẽ giúp các con có óc phán đoán tốt hơn, biết xâu chuỗi những dự đoán một cách logic để tìm ra nơi người trốn.

4. Trò kéo co

Chia các em thành hai nhóm, xếp thành hai hướng đối mặt với nhau. Vẽ một đường thẳng giữa hai nhóm. Chuẩn bị một sợi dây nhỏ cho 2 bé đầu tiên của mỗi hàng giữ chặt. Những đứa trẻ còn lại ôm nhau. Khi nghe thấy tín hiệu “bắt đầu” từ giáo viên, mỗi nhóm sẽ cùng hợp lực kéo sợi dây thật mạnh về phía mình. Nhóm giẫm vào đường kẻ đầu tiên sẽ được xem là thua.

Trò chơi này giúp tăng cường thể lực cho bé, tuy nhiên khi chơi ba mẹ cần hướng dẫn bé các kỹ thuật để tránh bị thương trong lúc chơi trò này.

5. Trò chuyền bóng

Xếp các bé đứng thành một vòng tròn hoặc một hàng dài. Nếu là vòng tròn, quả bóng sẽ được đưa cho một bé bất kỳ, nếu là hàng dài, bóng sẽ do bé đứng đầu hàng giữ. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu”, quả bóng sẽ được chuyền cho bạn tiếp theo theo chiều kim đồng hồ, hoặc chuyền bằng cách nâng bóng qua đầu cho bạn đằng sau, tuỳ thuộc vào cách sắp xếp đứng ban đầu như thế nào.

Trò chơi này giúp con xây dựng tính tập thể, tinh thần đồng đội, đồng thời cũng là cách giúp trẻ phát triển thể lực.

Trường mầm non quốc tế tổ chức các trò chơi lành mạnh cho trẻ

6. Trò rồng rắn lên mây

Chúng ta sẽ chọn ra hoặc để 1 bé tự xung phong làm ông chủ, những đứa trẻ còn lại xếp thành hàng, nối đuôi nhau bằng cách nắm vạt áo bạn đằng trước. Sau đó, các em bắt đầu di chuyển cùng nhau như một con rắn, vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, có ông chủ ở nhà không” và dừng lại ở trước mặt của ông chủ.

Bé đóng vai chủ có thể trả lời là “Không” hoặc “Có”. Nếu câu trả lời là “Không”, nhóm bạn kia sẽ tiếp tục lặp lại quá trình ban đầu. Nếu câu trả lời là “Có”, các bé sẽ liên tục đối đáp với nhau cho đến câu cuối cùng của trò chơi: “Cho xin ít lửa… Tha hồ mà đuổi”.

Sau đó, ông chủ bắt đầu chạy và đuổi theo những bạn đứng ở cuối hàng. Những bé đứng ở trên sẽ dang 2 tay để chặn người chủ lại, đồng thời những đứa trẻ phía sau sẽ phải di chuyển theo hàng để tránh bị bắt. Người bị bắt sẽ trở thành ông chủ mới và trò chơi sẽ lại bắt đầu.

7. Trò bịt mắt bắt dê

Sẽ có 1 đứa trẻ bị bịt mắt và những bé còn lại sẽ đóng vai những chú dê chạy vòng quanh để tránh người bịt mắt bắt trúng mình. Bất cứ khi nào có 1 đứa trẻ bị bắt, bé đó sẽ phải thay đổi vai và làm người đi bắt dê mới. Trò chơi một lần nữa được tiếp tục.

Hy vọng với những trò chơi đầy lý thú ở trên, trẻ sẽ có những khoảnh khắc thú vị và thoải mái khi tập thể dục, cũng như rèn luyện sức khoẻ cùng những kỹ năng sống cho mình. Quan trọng là cùng lúc đó, con cũng có được cho bản thân những phút giây thoải mái giải trí, vui vẻ bên bạn bè.

Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm một số điều thú vị khác dành cho trẻ ngay tại đây nhé!