Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và biện pháp điều trị

0
1426

Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng. Đây được coi là một hiện tượng sinh lý bình thường do sự non nớt của đường tiêu hóa ở trẻ em.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi có xuất hiện tình trạng nôn trớ này trong ngắn hạn, tần suất thấp và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác, thì được gọi là trào ngược sinh lý. Trẻ vẫn vui chơi bình thường, lên cân tốt và hiện tượng này sẽ thoái lui theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu bệnh trào ngược xảy ra thường xuyên, kéo dài và có thể gây triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau thì nhiều khả năng đây là trào ngược bệnh lý. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây chậm tăng cân, biếng ăn, gầy gò, sợ ăn hoặc khò khè kéo dài cho con.

tình trạng trào ngược dạ dày và biện pháp điều trị

Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sơ sinh

1. Trẻ em không nên ăn quá nhiều

Việc ăn nhiều thức ăn hơn mức cho phép trong ngày có thể khiến trẻ bị trào ngược. Do đó, mẹ nên cân đối một chế độ ăn vừa phải và tránh cho con bú trước khi đi ngủ nhé.

2. Giúp con ợ hơi

Khi cho con bú, thỉnh thoảng mẹ hãy dừng lại để cho bé ợ hơi, việc này có lợi ích rất lớn giúp bé hạn chế tình trạng trào ngược. Khi đó, mẹ cũng nên chú ý giữ con ở tư thế thẳng đứng để dễ dàng ợ hơi hơn.

3. Quần áo không quá chật

Việc mang tã hay mặc quần áo bó chặt, đặc biệt là quanh vùng bụng, có thể làm cho trẻ dễ bị trào ngược khi ăn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng quần áo của bé luôn đủ rộng rãi hoặc có độ đàn hồi, đồng thời hãy thay tã lót cho con trước khi cho ăn đấy.

4. Giữ đúng tư thế khi ăn

Khi cho ăn, các bà mẹ nên giữ cho đầu của bé cao và đồng thời duy trì tư thế đứng thẳng trong ít nhất 30 phút sau khi ăn để chống trào ngược. Bên cạnh đó, hãy cho con ngồi yên trong ít nhất 15 đến 30 phút sau khi ăn rồi mới đặt bé nằm xuống.

5. Không cho ăn quá nhanh

Khi cho con bú, đừng bao giờ vội vàng. Hãy cho trẻ ăn chậm và đôi khi cũng cần tạm ngừng giữa bữa ăn để con có khoảng nghỉ.

6. Chế độ ăn đặc dần

Khi con có biểu hiện bị trào ngược, hãy thử pha sữa đặc hơn (nhưng không có nghĩa là sữa đặc hơn chỉ dẫn của nhà sản xuất). Các bà mẹ cũng có thể cho thêm một lượng bột ngũ cốc nhỏ vào sữa công thức của bé để làm thức ăn trong dạ dày con đặc hơn và luôn ổn định dưới dạ dày.

7. Tránh một số loại thực phẩm dị ứng

Nếu đứa trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc bị mẫn cảm với chất đạm đậu nành, mẹ không nên cho con sử dụng các loại thực phẩm đó. Vì điều này sẽ chỉ làm cho tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn.

8. Thay đổi sữa

Sử dụng sữa công thức chống trào ngược là một lựa chọn mẹ có thể xem xét. Ngoài ra, những loại sữa có thành phần đạm whey thuỷ phân sẽ giúp trẻ em tiêu hóa thức ăn trong dạ dày nhanh hơn, từ đó giảm nguy cơ bị trào ngược. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thay đổi sữa công thức cho con nhé.

9. Tư thế ngủ cũng không kém phần quan trọng

Đặt bé nằm ngửa với đầu được gối cao khi ngủ được coi là cách giảm nguy cơ trào ngược thực quản hiệu quả. Nếu trẻ có thói quen nằm sấp, hãy hỏi ý kiến của ​​bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhất trong trường hợp này.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm về cơ chế làm sánh sữa chống trào ngược dạ dày và nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại: http://bit.ly/2hlhd9Y