Trường mầm non quận Gò Vấp khuyến khích ba mẹ kể chuyện cho trẻ

0
2216

Trẻ nhỏ khi bước vào độ tuổi mầm non, cần sự dạy dỗ thích hợp từ phía gia đình và nhà trường. Các phương pháp dạy trẻ ngày càng xuất hiện nhiều, nhưng đâu mới là cách dạy trẻ phù hợp nhất? Dưới đây sẽ là những bí quyết hình thành kỹ năng sống mầm non cho trẻ do trường mầm non quận Gò Vấp gợi ý nhé!

1. Cùng trẻ đọc sách và kể chuyện

Ba mẹ nên thường xuyên dành nhiều thời gian để đọc sách, kể chuyện cho con chính là đang giúp trẻ nuôi lớn tâm hồn của mình thông qua những câu chuyện. Chưa kể là còn thể hiện được sự quan tâm của ba mẹ dành cho trẻ giúp gắn kết hơn tình cảm gia đình.

Cần để trẻ cảm nhận được rằng, đọc sách là một công việc thú vị, ngoài sự thú vị ra không còn mục đích nào khác. Chính cái “không có mục đích nào khác” này, mới có thể khiến trẻ thích đọc sách. Trong ngôn ngữ của trẻ em, sự việc luôn được chia rạch ròi thành “tốt” và “xấu”.

Khi đọc sách cho trẻ, phụ huynh nên dùng giọng nhỏ nhẹ tránh để trẻ cảm thấy khó chịu, không ép buộc hay gò bó con phải ngồi lại để nghe những câu chuyện mà ba mẹ kể. Thông qua cách ứng xử của những nhân vật trong truyện các bé sẽ học được những điều tốt đẹp và thể hiện điều đó qua cách sinh hoạt vui chơi của trẻ hàng ngày. 

>>> Tìm hiểu thêm: Thông tin về trường mầm non quận Gò Vấp

2. Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi nghe kể chuyện

Đối với những bé mẫu giáo chưa biết chữ, ba mẹ không nên quá cứng ngắt bám vào văn viết trong những câu chuyện trong sách, nên linh hoạt thay đổi câu trúc câu từ theo văn nói hàng ngày để giúp bé dễ hiểu và tiếp thu câu chuyện dễ dàng hơn. 

Và khi con lớn hơn một chút thì lúc này, phụ huynh không nên thay đổi văn phong nữa, vẫn sử dụng những câu từ trong sách cho bé, để bé quen với thế giới ngôn ngữ phong phú, nếu có từ nào bé chưa hiểu, ba mẹ có thể chủ động giải thích thêm trong lúc kể chuyện cho con. Không nên áp dụng rập khuông cách kể chuyện theo văn nói như khi con còn bé, vì làm như thế sẽ hạn hẹp vốn từ vựng sau này của trẻ khi lớn lên.

Nên cố gắng sử dụng ngôn ngữ chuẩn, từ vựng phong phú để kể chuyện cho trẻ nghe, cố gắng để trẻ được tiếp xúc sớm với các loại sách có tình tiết, có chữ viết, kể từ ngày bạn mua cho trẻ cuốn sách có lời văn thuyết minh, bạn cần cố gắng “đọc” chuyện, không nên “kể” chuyện cho trẻ nghe.

Các bé sinh hoạt tại trường mầm non quận gò vấp

Trong vấn đề đọc sách ngoài giờ học, một cái lỗi rất tệ mà một số bậc phụ huynh và giáo viên hay mắc phải là yêu cầu trẻ đọc chậm, đọc từng chữ từng câu một. Điều này không đúng. Có ba phưong diện để đánh giá khả năng đọc của một người: Hiểu, nhớ, tốc độ. Ba phưong diện này hỗ trự nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

Tốc độ là một tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá khả năng đọc. Khả năng đọc của người đọc từng chữ một là kém nhất, đọc từng hàng từng hàng một, đạt được đến “nhìn một lúc mười dòng” là tốt nhất. Nhìn một lúc mười dòng là một cách ví von, chỉ hoạt động đọc sách của người đó đã đạt tới trình độ rất thành thạo, diện đọc rộng, phạm vi chú ý lớn, một lần nhìn bao quát được từ một dòng đến mấy dòng.

Đọc sách buộc phải đạt đến trình độ bán tự động hóa, nội dung đọc mói có thể được nắm bắt và hấp thu, mói có lựi cho việc hiểu và nhớ. Cách đọc từng chữ một sẽ gây cản trở cho sự hình thành trạng thái bán tự động hóa này, tài liệu đọc mà mình cảm nhận đưực ròi rạc, không hoàn chỉnh.

3. Hình thành thói quen đọc sách khi còn bé

Khi còn bé, ba mẹ sẽ là người chủ động kể chuyện cho trẻ nghe, nhưng dần dần khi con đã biết đọc, và có thể đọc được những quyển sách, ba mẹ nên tập cho bé luyện dần về tốc độ đọc. Tốc độ đọc của con người vừa không phải từ lúc sinh ra đã có, cũng không phải là muốn nhanh sẽ đưực nhanh, đồng thời không thể dùng một phương pháp huấn luyện nào đó để dễ dàng đạt được. Tốc độ được quyết định bởi lượng đọc, được hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở “lượng”.

Sự tiến bộ của trẻ em trên phương diện này rất đáng ngạc nhiên, một học sinh tiểu học thích đọc sách, tốc độ đọc của em sẽ nhanh chóng được hình thành, đồng thời do suy nghĩ của trẻ trong quá trình đọc rất đơn thuần, nóng lòng muốn biết tình tiết câu chuyện ở phía sau, vì thế tốc độ đọc thường vượt cả những người lớn cũng thích đọc sách như thế. Những đứa trẻ có lượng đọc tương đương, tốc độ đọc của chúng về cơ bản là như nhau. Vì thế trong vấn đề nâng cao tốc độ đọc, cũng không cần người lớn phải can thiệp, chỉ cần đảm bảo cho trẻ có lượng đọc đủ là được.

Trong vấn đề nâng cao tốc độ đọc cho trẻ, cần chú ý một số điểm sau:

– Không nên để trẻ đọc phát ra tiếng:

Ở trường thường xuyên yêu cầu học sinh đọc nhẩm bài khóa, đó chỉ là đọc bài khóa, không nằm trong phạm trù đọc sau giờ học mà chúng ta nói đến ở đây. Đọc sách ngoài giờ học không nên đọc thành tiếng. Đọc phát ra tiếng, không những không thể hiểu rõ nội dung của tác phẩm, cũng không thể đẩy nhanh tốc độ, là một cách đọc không tốt.

– Không nên vừa gặp từ mới đã yêu cầu trẻ tra từ điển:

Trong giai đoạn đầu đọc sách, chắc chắn trẻ sẽ gặp nhiều từ mói, việc tra từ điển liên tục sẽ ảnh hưởng đến việc đọc, sẽ làm trẻ mất hứng thú. Trẻ mói đọc những tác phẩm có nội dung dài, vốn đã không tin tưởng vào vốn từ mà mình đã biết, lo rằng không biết có hiểu hay không. Bố mẹ cần khích lệ trẻ, có những chữ không biết cũng không sao cả, chỉ cần hiểu được là được. Nếu có một số từ mới ảnh hưởng đến việc hiểu tác phẩm, hoặc là từ then chốt trong tác phẩm thì có thể hỏi bố mẹ. Như thế sẽ khiến cho trẻ cảm thấy rất nhanh, đọc rất nhẹ nhàng.

Trường mầm non quận gò vấp khuyến khích ba mẹ cùng bé đọc sách

– Không gượng ép trẻ phải nhớ mọi cuốn sách:

Có một vị phụ huynh, cũng nghe theo lòi gựi ý của người khác, đồng ý cho con đọc sách ngoài giờ học. Em này vừa đọc cuốn tiểu thuyết đầu tiên, bố mẹ liền nóng lòng muốn con kể lại câu chuyện này, học thuộc “những đoạn văn hay” trong đó, bắt con phải dùng một số từ trong tiểu thuyết vào bài văn của mình, thậm chí còn yêu cầu con trẻ phải viết cảm nghĩ sau khi đọc xong. Đến khi em này đọc sang cuốn tiểu thuyết thứ hai, chị liền trách con gần như quên hết các tình tiết câu chuyện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên, cho rằng cuốn đầu tiên đọc mất công. Bố mẹ làm như vậy chẳng khác gì gây khó dễ cho con. Điều này phản ánh hai vấn đề của bố mẹ, một là không hiểu việc đọc sách, hai là quá nóng vội. Kết quả của việc làm này sẽ chỉ khiến trẻ ghét đọc sách mà thôi.

Khi con trẻ đối mặt vói một cuốn sách, nếu có người đưa ra yêu cầu vói trẻ rằng phải ghi nhớ, trẻ sẽ tập trung sự chú ý vào việc nhớ, đồng thời đặt hứng thú đọc sách vào vị trí thứ yếu. Khi trẻ ý thức được rằng sau khi đọc xong một cuốn sách lại có nhiều nhiệm vụ phải làm như vậy, trẻ sẽ không còn muốn đọc nữa. Làm mất hứng thú chính là bóp chết việc đọc sách.

Cần để trẻ cảm nhận được rằng, đọc sách là một việc làm thú vị, ngoài sự thú vị ra không còn mục đích nào khác. Chính cái “không có mục đích nào khác” này, mói có thể khiến trẻ thích đọc sách. Việc đọc sách giai đoạn thiếu nhi chủ yếu là đọc truyện cổ tích và tiểu thuyết, chỉ cần con trẻ thích đọc, chứng tỏ trẻ đã bị câu chuyện lôi cuốn, trẻ và các nhân vật trong truyện cùng nhau trải qua các sự kiện, và cuối cùng cùng nhau chào đón một kết cục, cuốn sách này đã để lại dấu ấn trong cuộc đòi trẻ. Nội dung cụ thể không cần trẻ phải nhớ, kể cả khi trẻ quên cả tên nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đọc từ ba tháng trước, cũng không thể nói rằng trẻ đọc phí công.

Còn về việc học thuộc một số “đoạn văn hay” trong tác phẩm, càng không có mối liên hệ tất yếu vói việc học ngôn ngữ. Nếu đoạn văn hay khiến trẻ cảm động thật thì trẻ sẽ tự biết mô phỏng và nhớ; nếu “đoạn văn hay” là do bố mẹ chọn, chưa chắc trẻ đã thừa nhận nó hay, việc học thuộc như thế sẽ không còn có ý nghĩa nữa. Đọc sách là một sự ảnh hưởng âm thầm, về mặt ngôn ngữ cũng là như vậy. Học thuộc đoạn văn của người khác không đồng nghĩa vói việc mình có thể viết ra đưực đoạn văn này, điều quan trọng nhất của việc học ngôn ngữ là hình thành khả năng tổ chức ngôn ngữ và phong cách của mình, thà để trẻ dành thòi gian vào việc đọc cuốn sách khác còn hon là bắt trẻ học thuộc đoạn văn mà mình không thích.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc dạy trẻ mầm non tốt hơn, chuẩn bị cho giai đoạn bước vào tiểu học. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số kỹ năng sống mầm non cần thiết cho bé ngay tại đây nhé!