Bé bị phong

0
887

Ở đây bác sĩ chích bao nhiêu một mũi thuốc phong? Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, bà giải thích:

Cháu bị phong, đã đi chích 2 mũi thuốc phong rồi mà không hết!

Tôi chợt hiểu, thì ra con bà bị bệnh “phong” và đã được chích 2 mũi thuốc trị phong ở đâu đó rồi mà không khỏi nên muốn đến tôi “chích” thêm. Tôi thành thật:

Ở đây tôi không có thuốc nào chích phong cả. Tôi phải khám em bé xem nó bệnh gì thì chữa mới được, bà có bằng lòng không?

Bà không bằng lòng, dẫn bé đi chỗ khác! Có lẽ bà cho tôi là bác sĩ “cù lần” vì bà đã biết rõ con bà bị bệnh phong rồi mà tôi còn đòi khám bệnh và phòng khám của tôi là… “nhà quê” vì không có thuốc chích phong. Tôi đem câu chuyện đó kể lại với một bạn đồng nghiệp, có ý phàn nàn, thì anh nói lớn:

Mày ngu thật! Nếu là tao thì tao đã chích cho con bà ấy 2 mũi “thuốc phong” mà lấy “rẻ” thôi chắc bà hài lòng lắm, mà thằng nhỏ cũng hết “phong” luôn.

Nhưng làm gì có thuốc phong?

Thì chích thuốc bổ cho nó chứ sao!

À ra thế, dĩ nhiên người bạn tôi nói đùa cho vui, nhưng nghĩ lại biết đâu quả tôi “ngu” thật!

Cái tiếng “phong” tuyệt vời đó, cũng gần gũi với tiếng “ban” đã là nguyên nhân của bao nhiêu thành kiến và cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho cả người bệnh lẫn người chữa bệnh trong các trường hợp “bí”, để cả hai cùng được thỏa mãn với những tiếng hấm hố, nhiều nghĩa đó. Tiếng “phong” không biết từ bao giờ, bà con mình dùng tiếng phong để chỉ rất nhiều thứ bệnh khác nhau: bị luồng gió độc làm xây xẩm gọi là phonq bị té giựt méo miệng, làm kinh cũng gọi là phong; bệnh cùi cũng gọi là phong; lở loét, nổi mề đay, ngứa ngáy cũng là phong; ho hen, suyễn cũng là phong… và còn nhiều nữa!

Các bác sĩ dĩ nhiên không ai có thì giờ để giảng giải cho người bệnh một cách rõ ràng – mà làm sao giảng giải rõ ràng một bệnh phức tạp bằng một ngôn ngữ “bình dân” được, nên cũng đành chấp nhận tiếng “phong” huyền bí đó để giải thích cho mau lẹ và người bệnh cũng hài lòng biết trước được bệnh mình.

* Trong giới hạn, tiếng phong được hiểu là tình trạng dị ứng, tức phản ứng bất thường của cơ thể đối với một chất nào đó, chất đó được gọi là kháng nguyên. Nó có thể là bụi bặm trong nhà, có thể là phấn hoa bay trong không khí, có thể là lông chim, bông gòn làm gối, là mốc meo, cũng có thể là chất nylon, plastic hay một chất hóa học…, một thức ăn như tôm, cua, sò, ốc, trứng gà, thịt bò… Khi chất kháng nguyên đó vào cơ thể của một người (do hít thở, do ăn uống hay đụng chạm ngoài da) nếu cơ thể người đó mẫn cảm thì sẽ gây ra một phản ứng. Phản ứng này là hậu quả của chất histamin được sinh ra và do sự “đụng độ” giữa chất kháng nguyên và kháng thể của cơ thể con người, ở người bình thường, chất histtamin được “hóa giải” dễ dàng ở gan nên không bao giờ bị “phong” cả. Ta thấy có người hít bụi bặm không sao cả, nhưng có người hít phải

thì nhảy mũi lia lịa, chảy nước mũi, nhức đầu. Có người ăn tôm, cua, mực không sao cả, có người ăn vào là bị nổi mề đay, ngứa ngáy chịu không nổi!

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mẫn cảm này, trong đó yếu tố di truyền là yếu tố căn bản: cha mẹ nổi mề đay, con cũng dễ bị nổi mề đay, cha mẹ bị suyễn thì bé sinh ra dễ bị lác sữa, dễ bị suyễn… Sau đó là các yếu tố khác như tâm lý, thực phẩm, sự nhiễm trùng, sự mệt mỏi…

 

 

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 71 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC