Trẻ sụt cân quá nhanh – Cha mẹ cần lưu ý điều gì?

0
2395

Bạn đang lo lắng khi trẻ không tăng cân hoặc sụt cân? Bạn nóng lòng muốn tìm hiểu nguyên nhân. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề cân nặng ở trẻ nhé!

1. Khi nào cần lo lắng về cân nặng của trẻ? 

Nếu bạn thấy lo lắng thì hãy kiểm tra cân nặng cho trẻ, nhưng không cần phải kiểm tra hàng ngày. Nếu trong vòng 2 tuần đầu, trẻ giảm 10% trọng lượng cơ thể là hoàn toàn bình thường. Bởi vì, trong bụng mẹ con vốn nhận chất dinh dưỡng ổn định từ mẹ thông qua dây rốn. Nhưng khi chào đời, con bắt đầu phải phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài – người mẹ. Tuy nhiên, bạn nên xin lời khuyên từ bác sỹ nhi khoa nếu con bạn:

– Sụt hơn 10% trọng lượng cơ thể

– Không tăng cân trở lại trong vòng 2 tuần

– Giữ nguyên cần như lúc mới sinh trong vòng 2 tuần liền.

2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến cân nặng ở trẻ

Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ như đêm ngủ không ngon giấc hoặc quá phấn khích cũng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn: có ngày muốn ăn và ngày chán ăn, ngày nhanh đói hơn và ngày mãi không thấy đói, thế nên có những ngày chúng ta ăn ít, nhất là khi bị mệt hay ốm. Với những ngày “chán ăn” này, con bạn cũng có thể ăn ít hơn.

Mặt khác, khi bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh, giai đoạn đầu tiên thường xảy ra trong khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, con có thể ăn nhiều hơn. Ngoài ra, các nhóm tuổi và các định lượng cũng chỉ mang tính chất tương đối và độ dao động là rất lớn. Ngay cả khi trẻ sinh đủ tháng, có bé 6 tuần tuổi có thể nhìn sẽ không khác một bé 8 tuần tuổi, hoặc ngược lại có bé 6 tuần tuổi lại trông chỉ nhỏ như bé 4 tuần mà thôi.

Cân năng của trẻ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ

3. Một số hiểu lầm về cân nặng của trẻ

Có một số mẹ thắc mắc vì sao con bú thường xuyên nhưng cân nặng tăng rất ít. Thực tế thì có nhiều bé nhu cầu mút rất cao, mút để xoa dịu khác với mút để ăn – nhu cầu dinh dưỡng; các bé mút nhưng không để ăn thì sữa sẽ tràn khỏi miệng và không nuốt. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bú nhiều nhưng chưa chắc đã tăng cân. Trong trường hợp này, các mẹ cũng không nên dùng thức ăn như công cụ giải quyết nhu cầu mút của con. 

Tóm lại, hãy quan sát con mình, chứ không phải một chuẩn mực cân nặng tuyệt đối nào cả vì sách vở và sơ đồ, bảng biểu đều dựa trên các số liệu trung bình. Đôi khi các mẹ lại quá quan tâm tới các con số cụ thể, hoặc tới suy nghĩ và quan điểm của người khác, tới mức lấn át hết cả cảm quan của chính mình.

Cuộc sống luôn đầy rẫy dao động xung quanh các chuẩn mực – có những trẻ ăn nhanh hoặc chậm hơn bình thường, một số ăn nhiều nhưng số khác lại ít hơn. Một số trẻ nặng hơn, một số lại nhẹ hơn. Vì vậy, không có cái gọi là cho trẻ ăn quá nhiều nếu thời gian giãn cách giữa các bữa ăn của con là 3 hoặc 4 tiếng.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây các nguồn dinh dưỡng để bổ sung thêm vào các bữa ăn, giúp con tăng cân và phát triển nhanh chóng!

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 683 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC