Mẹo nhân gian giúp trị ọc sữa và ho khan ở trẻ

0
2211

Ọc sữa là những biểu hiện sinh lý hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu ọc sữa và kèm theo những triệu chứng khác thì có thể là do cơ thể bé đang mắc phải một số bệnh lý nào đó. 

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc ở trẻ, vì sao trẻ hay nôn trớ và những bài thuốc nhân gian giúp phòng tránh hiện tượng ọc sữa, ho hen ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ ho kèm ọc sữa

– Thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường là nguyên nhân phổ biến nhất, vì cơ thể non nớt của con vẫn chưa quen với thời tiết, khí hậu bên ngoài. Một số gia đình còn thường xuyên cho con ở trong máy lạnh cũng là nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. 

– Ba mẹ thường xuyên chìu theo sở thích cho con ăn uống đồ lạnh và ngọt quá nhiều. Khiến trẻ bị viêm họng ho khan, mỗi lần ho lại ảnh hưởng ít nhiều đến dạ dày nên xảy ra hiện tượng ọc sữa.

– Ô nhiễm môi trường, một nguyên nhân rất phổ biến mà ít người để ý lại là lý do khiến trẻ bị nôn trớ, ho nhiều ngày không dứt.

– Mẹ thường có thói quen ép trẻ ăn hoặc bú quá nhiều khi trẻ có biểu hiện no, điều này gây ra tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ. Khiến bé sợ hãi vào cử ăn tiếp theo, sụt cân nhanh chóng.

Thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa, ho hen

2. Mẹo nhân gian dành cho bé

– Mật ong hấp gừng: Cho khoảng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và vài lát gừng vào chén, chưng cách thủy, cho trẻ dùng hỗn hợp này nhiều lần trong ngày. Đây là một phương thuốc hữu hiệu là giảm tình trạng ho và đau rát cổ họng ở bé. Gừng còn giúp ấm tùy vị, giảm ọc sữa nôn trớ cho con.

– Là húng chanh: giã dập lá, ngâm trong 10ml nước sôi cho ngấm rồi cho bé uống nhiều ngụm nhỏ. Tinh dầu trong lá có tác dụng hỗ trợ điều trị nôn trớ kèm ho rất hiệu quả.

– Giá đỗ hoặc tía tô: đem một trong 2 loại này luộc với nước lọc, để nguội và cho bé uống nhiều lần. 2 loại này có tác dụng đánh tan đờm trong cổ họng của con, giúp bé dễ chịu và ăn uống dễ dàng hơn.

– Gừng tươi: dùng nước dừng tươi đã được đun sôi để nguội cho bé uống sẽ làm ấm toàn thân và phổi của bé, làm giảm tình trạng nôn cho con.

– Ho đôi khi là nguyên nhân của viêm họng nên tránh cho bé ngủ máy lạnh, hãy mở cửa sổ để lưu thông khí và giữ phòng ốc sạch sẽ thoáng mát. 

– Chia nhỏ các lần bú cho con, thay vì ép trẻ bú nhiều trong 1 lần thì hãy giãn cách thời gian bú cho con từ 2 – 4 tiếng, mỗi lần bú tối đa 30 phút. Bú ít, bú đủ lượng trẻ cần thì được coi là “cử bú vàng” cho con, còn hơn bú nhanh, bú nhiều nhưng bé lại nôn hết ra ngay sau đó.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp phụ huynh có thêm cẩm nang chăm sóc, nuôi dạy con được tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng giúp ngăn ngừa tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.