Các yếu tố để bé có giấc ngủ ngon

0
685

Giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Tuy nhiên có một số bé hay giật mình, khóc đêm. Giải quyết dứt điểm những yếu tố dưới đây, chắc chắn bé có sẽ ngủ đêm rất ngon.

Phòng ngủ

Không gian ngủ là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bé. Hãy mang đến cho bé một không gian thoáng đãng, thoải mái nhất có thể. Không nên chất đống đồ đạc ở nơi bé ngủ, hãy dọn dẹp quần áo, mền gối cho thật gọn gàng, tránh những vật đặt gần có thể rơi trúng bé. Đặc biệt phòng không ồn ào dù bé vẫn có thể ngủ trong không gian này, bởi giấc ngủ sẽ không ngon và sâu.

Đèn ngủ

Chắc chắn trong giai đoạn này bạn cần ánh sáng, vì ban đêm bạn có thể thay tã hoặc pha sữa cho bé bú,…Nhưng quá sáng bé sẽ khó ngủ và sẽ không giúp bé phân biệt được ngày – đêm. Vì vậy hãy dùng đèn ngủ có chức năng điều chỉnh được ánh sáng, khi cần thiết thì chỉnh sáng, khi bé ngủ thì chỉnh mờ đi.

Nhiệt độ và độ ẩm

Nếu nhiệt độ trong phòng quá cao, bé sẽ cảm thấy khô nóng không thoải mái. Ngược lại nếu nhiệt độ thấp, bé sẽ bị lạnh. Với độ ẩm trong không khí cũng vậy, nếu độ ẩm thấp bé dễ bị tắc mũi, nếu độ ẩm cao, bé sẽ cảm thấy ẩm ướt, khó chịu. Nhiệt độ thích hợp với giấc ngủ của bé là 24 -27 độ và độ ẩm khoảng 60% – 70%. Vì vậy cha mẹ hãy tạo mọi điều kiện để bé có giấc ngủ ngon.

Thời gian ngủ

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh hooc môn tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất một giờ đồng hồ sau khi bé đạt được trạng thái ngủ sâu, cụ thể là trong khoảng thời gian từ 10h tối hôm trước đến một giờ sáng hôm sau. Nếu bỏ lỡ khoảng thời gian “vàng” này, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy bạn nên cho bé đi ngủ từ 9h tối để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sản sinh ra các hooc môn tăng trưởng.

Thời gian “vàng” để bé ngủ là 10 tối đến 1 giờ sáng hôm sau

Quần áo, tã lót

Thông thường, số lần vận động trong khi ngủ của bé sơ sinh nhiều gấp 2 lần người lớn, với những bé hiếu động con số có thể lên đến 10 lần. Trong khi đó, vào ban đêm trẻ có thể tè dầm, vì thế cần thay tã, quần áo khô thoáng cho bé mặc đi ngủ để giúp thoáng khí, không bị ngấm mồ hôi và hạn chế thấm ngược nước tiểu vào người.

Giường ngủ

Trong giai đoạn sơ sinh bé có thể ngủ cùng với mẹ, nhưng tốt nhất là nên nằm giường riêng vì nằm giường riêng sẽ thoải mái hơn nằm nôi. Khi cho bé nằm trên giường bạn sẽ dễ kiểm soát, dễ hiểu bé hơn và chăm sóc giấc ngủ của bé tốt hơn.

Ăn uống trước khi ngủ

Bạn không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa quá no trước khi ngủ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bé khó ngủ. Khi no quá, bụng ọc ạch, bé cảm thấy nặng nề, mệt hơn và sẽ khó ngủ hơn.

Hoạt động trước khi ngủ

Cần duy trì ổn định một số thể chất và bồi dưỡng tinh thần giúp bé cảm thấy thoải mái trước khi đi ngủ. Các chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ khuyên mẹ nên tắm, mát- xa, thay quần áo ngủ, kể chuyện hoặc hát ru bé. Trước khi cho bé ngủ, mẹ nên có thói quen tắt đèn như một tín hiệu báo cho bé biết giờ đi ngủ.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến bé hay bị tỉnh giấc ban đêm như: hăm tã, rôm sảy, muỗi đốt,… Hoặc không thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến bé mất giấc thì mẹ nên tìm sự tư vấn của bác sĩ.

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 623 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC