Là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè và đông, kiết lỵ xảy ra ở đường ruột. Hay bị nhầm lẫn với tiêu chảy do đều khiến bé gặp phải một số tình trạng chung như đau bụng, đi ngoài nhưng kiết lỵ lại khiến bé mất sức nhiều hơn. Vậy thì với bài viết dưới đây, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kiết lỵ cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này nhé.
Kiết lỵ (tiêu chảy cấp tính), một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Và vào khoảng tháng 6,7 là mùa mà căn bệnh này bộc phát mạnh mẽ nhất. Tuy mang nhiều biểu hiện giống tiêu chảy thông thường nhưng kiết lỵ lại khiến trẻ mất sức, đồng thời trong và sau thời gian bệnh còn dễ dẫn đến thình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
Vì dễ gây nhầm lẫn nên nhiều gia đình vẫn chưa để ý phân biệt được cả 2 căn bệnh này, dẫn đến việc thực hiện những biện pháp điều trị sai, về lâu dài có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe con trẻ.
Phòng và điều trị kiết lỵ cho bé
Trước khi đến với các biện pháp phòng tránh cũng như là điều trị kiết lỵ cho trẻ, ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về căn bệnh này.
Kiết lỵ là gì?
Kiết lị (hay còn được gọi là tiêu chảy cấp): Tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do trực khuẩn lỵ Shigella gây nên. Vi khuẩn Shigella được tống ra bên ngoài cùng với phân, tuy nhiên, nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn nhờ đó cũng sẽ tiếp xúc ngược trở lại và truyền đi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ
Có rất nhiều lý do khiến trẻ mắc bệnh, một số nguyên nhân phổ biến gồm:
- Trẻ mọc, thay răng, hoặc biếng ăn, làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, dễ dàng dẫn đến tiêu chảy cấp tính.
- Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym hỗ trợ tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Ăn uống hoặc thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh. Hoặc không rửa tay hoặc chưa sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong, bé sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, tay chân lấm bẩn, cũng như cho thức ăn không hợp vệ sinh vào miệng.
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đồ vật không hợp vệ sinh trong nhà hay chơi đùa, tiếp cận và gần gũi nhiều với vật nuôi như chó, mèo…
Cách phát hiện bệnh
Thường dễ bị nhầm lẫn với tiêu chảy nên để biết được chính xác kết quả bệnh, phải thực hiện biện pháp cấy phân. Qua quá trình xét nghiệm lâm sàng, nếu bạch cầu >15 – 20/vi trường, hồng cầu >15 – 20/vi trường thì nghi ngờ bé có thể mắc bệnh kiết lỵ.
Vậy nên, trước khi cho trẻ sử dụng kháng sinh để dứt điểm triệu chứng tiêu chảy, cha mẹ cần phải đưa con đến các trung tâm chẩn đoán để tiến hành cấy phân. Nếu số lượng hồng cầu, bạch cầu nhỏ hơn thì không thể chuẩn đoán là kiết lỵ.
Biện pháp kịp thời và hợp lý
Nếu thấy trẻ có biểu hiện đau bụng và đi cầu nhiều lần, đồng thời quan sát thấy trong phân lỏng có chất nhớt, máu hay mủ. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm kháp và có phương án điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh vì việc lạm dụng thuốc kháng sinh dễ khiến cơ thể gặp phải hiện tượng nguy hiểm là tiêu chảy do loại thuốc này gây ra.
Nên cho bé điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng như cơ thể mất nước. Trong trường hợp bị kiết lỵ ở mức độ nặng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để khắc phục và giảm thiểu tình trạng mất nước.
Bên cạnh đó, tiến hành điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù lại lượng nước thiếu hịt cho trẻ bị tiêu chảy cấp tính.
Rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi khi đi vệ sinh.
Lưu ý dành cho gia đình
Thức ăn được chứa trong tủ lạnh cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Bởi vì có rất nhiều gia đình không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cẩn thận và thường xuyên, khiến đây trở thành nơi sinh sôi của rất nhiều vi khuẩn. Chẳng những thể, chất dinh dưỡng của các đồ ăn trong tủ lạnh lại rất thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng nhanh chóng của vi khuẩn.
Từ những thông tin trên, hi vọng gia đình đã có thêm cho mình kinh nghiệm để phòng tránh cũng như có những biện pháp khắc phục căn bệnh kiết lỵ ở trẻ.