Nguyên nhân bé gầy ốm quá

0
577

Trước hết, ta kể, yếu tố di truyền: cha mẹ mảnh khảnh, ít ăn thì con cái cũng mảnh khảnh, ít ăn là lẽ tự nhiên. Một bà mẹ phốp pháp, gánh hàng rong nào cũng gọi vào thì bé cũng dễ trở thành phì lủ. Một vài bệnh truyền nhiễm thường có ở xứ ta như viêm phế quản, tiêu chảy cũng làm bé gầy ốm rất mau. Một vài bệnh khác cũng làm bé gầy ốm, có tính kinh niên phải chữa lâu dài và bồi bổ lâu dài mới lại sức, chẳng hạn bệnh lao phổi, lao hạch, bệnh viêm a-mi-đan và sau cùng không được quên bệnh sán lãi.

Muốn cho bé lên cân thì phải chữa tận gốc bệnh. Hết bệnh, bé mới thèm ăn và mới lên cân. Thuốc bổ đóng một vai trò rất thứ yếu, thường là không cần thiết, trừ phi bác sĩ thấy thiếu một vài chất nào đó như thiếu chất sắt, thiếu sinh tố…

Bé gầy ốm vì thiếu ăn cũng có, nhưng không đến nỗi, dù trong thời buổi kinh tế khó khăn này, tôi nghĩ vậy. Dù sao thì cha mẹ cũng có thể nhịn cho con ăn. Thường trẻ ốm mà vì thiếu ăn là do kiêng cữ quá đáng và ăn uống sai lầm. Sau những lần bệnh tiêu chảy, ban đỏ… nhiều bé bị bắt cữ ăn hàng tháng, cuối cùng bị ốm đói. Nhiều lần, trước những trẻ bị bệnh này, tôi đùa: “Thà để bé chết đói còn hơn là chết vì bệnh, phải không?”. Trường hợp ăn uống không đúng cách làm cho bé bị gầy ốm còn nhiều hơn: bé hơn một tuổi rồi rồi mà vẫn nhơi vú da của mẹ mãi, không chịu cho ăn thêm các thức ăn khác hoặc bú sữa pha chế không đúng cách, bị rối loạn dinh dưỡng sinh ói mửa, tiêu chảy. Bé bị cho ăn toàn bột vì mẹ tin tưởng những lời quảng cáo tưởng bột có thể thay thế cho sữa

Một đôi khi, nhất là ở các gia đình khá giả, trung lưu, bé gầy ốm vì nguyên do tâm lý. Một bé bị chê gầy, chê ốm, rồi ép ăn, bắt tẩm bổ đủ thứ dễ phản ứng lại bằng cách bỏ ăn, không thấy thèm ăn nữa. Một bé đau mới mạnh thèm ăn thứ này lại bị ép ăn thứ kia “cho bổ” cũng có cùng tâm trạng. Những bé hay lo âu ganh tị thường là những bé gầy ốm – lo lắng, ganh tị, mặc cảm làm ăn mất ngon, lại tiêu hao một số năng lượng khá lớn.

 

 

Sự thay đổi trong cuộc sống của mẹ bầu

Ngay từ khi bạn biết mình mang thai, cuộc sống của bạn sẽ phải sắp xếp lại theo một trật tự hoàn toàn mới. Cách mà bạn đang làm việc, cách sống, hoạt động vui chơi… đều bị ảnh hưởng bởi người bạn nhỏ đang lớn dần lên trong bạn. Rất nhiều món khoái khẩu của bạn (café, sushi…) bỗng dưng bị cho “ra rìa”, thay vào đó bạn lại thèm những món có thể bạn không khoái trước đây (bánh ngọt, hoa quả chua…). Tùy vào tình hình sức khỏe của mình mà bạn có cách sắp xếp hợp lý công việc mình đang làm, giảm bớt hoặc tạm dừng một thời gian. Khi có bầu, bạn không thể suốt ngày nhong nhong đi công tác khắp nơi như trước đây được. Thêm vào đó, bạn sẽ phải thay đổi thói quen ăn uống của mình, chấp nhận ăn cả những món mình không thích để em bé sinh ra được khỏe mạnh, phát triển tốt. Các mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi để xem thử bé yêu đã lớn thêm được bao nhiêu rồi.

.