Răng là một bộ phận quan trọng của cơ thể và nó đã được hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Trải qua những giai đoạn tuổi khác nhau, răng của bé sẽ có sự thay đổi nhất định.
Các bậc cha mẹ cần biết được quá trình phát triển và thay răng của bé để có những chế độ chăm sóc hợp lý, mang đến cho bé một hàm răng chắc khỏe về sau. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu được sự phát triển răng của bé phát triển như thế nào và gợi ý một số thực phẩm có thể hỗ trợ cho răng bé được khỏe mạnh, các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi nhé!
Răng bé phát triển như thế nào?
Có nhiều tác động ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé. Tùy vào từng cơ địa của mỗi bé mà giai đoạn mọc răng cũng khác nhau. Có bé thì 4 tháng đã mọc răng rồi, còn có bé thì tới 9-10 tháng răng mới bắt đầu hình thành. Đây cũng là một hiện tượng bình thường nên các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá.
Bé sẽ bắt đầu hình thành lớp răng đầu tiên được gọi là răng sữa. Răng sữa sẽ dần dần được thay mới thành răng trưởng thành khi bé lớn lên. Thông thường thì đến khoảng 6-8 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu mọc răng, 5-10 tháng tuổi bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa dưới, 6-14 tháng tuổi thì răng cửa trên sẽ xuất hiện cùng với 2 răng áp cửa trên và 2 răng áp cửa dưới, 10-17 tháng tuổi thì bé sẽ mọc 4 chiếc răng ở hàm số 1, 18-24 tháng tuổi thì 4 chiếc răng nanh được hình thành, đến 20-30 tháng tuổi thì răng ở hàm số 2 bắt đầu mọc 4 chiếc, số lượng răng bắt đầu tăng lên đến khi bé được 2 tuổi thì bé đã có tổng cộng khoảng 20 chiếc răng, răng hàm dưới sẽ mọc sớm hơn những chiếc răng ở hàm trên. Khi bé lớn lên, khoảng 6-7 tuổi thì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành. Tổng số răng trưởng thành là 32 chiếc.
Trong quá trình bé mọc răng, bé có thể có những dấu hiệu như chảy dãi, ngủ không ngon, khó ngủ, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu bình thường trong sự phát triển của bé. Nhưng nếu có triệu chứng bất thường khác trong quá trình này thì các mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để chuẩn đoán sức khỏe cho bé nhé!
Trong một số trường hợp, bé sẽ mọc răng chậm hoặc răng mọc không theo đúng trật tự… thì cần đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị vì thông thường những trường hợp này xảy ra đều do bé bị thiếu canxi, còi xương, hay suy dinh dưỡng…
Những thực phẩm giúp bé có được một hàm răng chắc khỏe
Để quá trình hình thành và phát triển răng của bé được diễn ra tốt đẹp thì các mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn mỗi ngày cho bé. Các mẹ cần cung cấp những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng một hàm răng thật khỏe đẹp. Một trong số những dưỡng chất đó thì canxi chính là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển răng của bé. Dưỡng chất này sẽ giúp cho men răng bé chắc khỏe, tránh được những hiện tượng như sâu răng, răng bị mòn… Chính vì vậy muốn bảo vệ răng của bé thì mẹ nên bổ sung lượng canxi cần thiết cho bé mỗi ngày.
Các mẹ có thể bổ sung cho bé ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi với những thực phẩm có chứa nhiều canxi như: rau xanh, hoa quả, những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá, đậu phụ.., sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Đối với những bé từ 0 đến 6 tháng tuổi thì nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, ngoài ra nếu sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé thì mẹ cũng có thể bổ sung bằng sữa công thức. Hiện nay, cũng có rất nhiều dòng sữa dành cho trẻ sơ sinh như dòng sản phẩm Optimum step 1 của Vinamilk, dòng Frisolac Gold 1, hay dòng Similac Neosure 1 của Abbott… mà các mẹ có thể yên tâm, những dòng sữa này đều chứa hàm lượng canxi cao, cần thiết cho sự phát triển răng của bé.