Qua quan sát những đứa trẻ sớm có lòng tự trọng, chúng tôi ghi nhận được chúng có những đặc điểm sau:
– Luôn cảm thấy mình được những người chung quanh – nhất là cha mẹ – yêu thương, chấp nhận, tin tưởng và đánh giá cao.
Biết yêu thương bản thân và trân trọng những gì mình có. Những người biết quý trọng bản thân thường có cách nghĩ lạc quan, tin tưởng và muốn làm những điều tốt nhất cho bản thân, cho những người chung quanh và tin rằng mình xứng đáng với điều đó.
Với cách nghĩ “Tôi có thể làm được!”, chúng tin rằng chúng có thể làm tốt những gì mình muốn
Những đứa trẻ tự trọng thường có những hành vi sau đây:
1) Đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân vì chúng tin rằng mình xứng đáng nhận được những gì tốt nhất: muốn đạt điểm số cao nhất, vào học ở ngôi trường tốt nhất và đạt được kết quả tốt nhất trong bất cứ việc gì chúng làm.
2) Dám nghĩ dám làm, không ngại khó ngại khổ và nhất là không ngại vấp phải sai lầm, cũng như không mất tinh thần trước những lời từ chối. Đó là những đứa trẻ xung phong làm lớp trưởng, tình nguyện giúp đỡ người khác, đi đầu trong các hoạt động nhóm và luôn giơ tay phát biểu trong lớp học.
3) Độc lập hơn trong suy nghĩ, không dễ bị bạn bè lôi kéo, tác động. Chúng dám nói “không” với những cám dỗ xui khiến chúng đi ngược lại giá trị sống của mình, và không cảm thấy nhu cầu bức bách cần phải được người khác nhìn nhận.
4) Chủ động khích lệ và giúp đỡ người khác, với thái độ hai bên cùng có lợi. Chỉ những người tự tin mới dám đứng ra nhận vai trò giúp đỡ và lãnh đạo trong học tập cũng như trong công việc.
Thay vì thế, chúng ta hãy học cách chuyển tải tình yêu thương, hãy nói theo cách của trẻ. Có năm cách giúp bạn làm được điều ấy. Đó là: khen ngợi, thường xuyên dùng những lời lẽ yêu thương trìu mến, vuốt ve âu yếm, dành thời gian ở bên con và cuối cùng là trao đổi với con về những đề tài trong cuộc sống một cách bình đẳng. Trước khi đi vào cách thức cụ thể, tôi cũng xin bạn lưu ý rằng chẳng có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, nên chúng sẽ có phản ứng khác nhau trước những cách gửi gắm tình yêu thương của bạn. Ví dụ, việc khen ngợi có thể có tác dụng với đứa trẻ