Cải thiện rối loạn tiêu hóa cho trẻ 6 đến 12 tháng tuổi

0
791

Thời điểm từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì hệ tiêu hóa còn non nớt nên sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu các bà mẹ không biết chăm sóc con đúng cách. 

Bước vào giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm quen với mọi thứ, đặc biệt là một chế độ dinh dưỡng mới thay thế cho sữa mẹ. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa còn yếu, nên nếu không biết cách chăm sóc cũng như có những chế độ dinh dưỡng sai thì sẽ khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cho các bà mẹ bỉm sữa những lời khuyên bổ ích trong việc cải thiện hệ tiêu hóa cho bé, hãy cùng xem nhé!

Những triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Một trong những triệu chứng đầu tiên phải lưu ý đến đó là tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, uể oải, chán ăn, nôn trớ. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị sốt, đầy hơi, phân ra ngoài có kèm máu và chất nhầy. Đây cũng là một trong những triệu chứng gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Nôn trớ cũng là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu của triệu chứng này là do mẹ cho trẻ bú và kết hợp ăn dặm quá nhiều; bé chưa hấp thụ được nhiều thức ăn ăn dặm nên có thể chưa quen và dẫn đến tình trạng thức ăn trào ngược ra ngoài. Bên cạnh đó việc nôn trớ còn do một số bệnh khác ở hệ tiêu hóa như: teo tắc đường ruột, teo thực quản…

Không chỉ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa còn dẫn đến hiện tượng táo bón ở trẻ. Dấu hiệu nhận biết là việc trẻ hai ba ngày mới đi ngoài một lần, bụng trẻ cứng và đau, mỗi lần đi rất khó khăn… Táo bón có thể khiến trẻ biếng ăn và quấy khóc nhiều.

Cải thiện rối loạn tiêu hóa cho trẻ  

Cải thiện việc rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi nhận biết được những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên chú ý chăm sóc và có một chế độ ăn uống khoa học cho bé. Khi bé bị tiêu chảy hay táo bón thì các mẹ cần cho bé uống nhiều nước để bổ sung đầy đủ lượng nước đã mất. Xây dựng một khẩu phần ăn dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Nếu bé bị nôn trớ, các mẹ không nên ép bé ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn từ từ. 

Trẻ trong giai đoạn này vẫn còn bú sữa mẹ, vì vậy nên vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ, có thể nhiều hơn một ít vì trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và hệ miễn dịch, rất tốt cho bé. 

Ngoài việc bú sữa mẹ thì mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của bé những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây như chuối, tránh xa những thực phẩm chứa nhiều đường. Nên xay nhuyễn hoặc hầm nhuyễn các loại thức ăn để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại sữa công thức hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, hoặc những loại sữa bột phù hợp với lứa tuổi như sữa Dielac Optimum step 2 của Vinamilk, vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý nên cho bé uống từ từ những lượng nhỏ để bé dễ hấp thụ hơn. 

Tuy nhiên, khi những dấu hiệu này kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để những trường hợp xấu nhất xảy ra với bé. 

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 2015 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC