Sự hình thành và phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

0
851

Chắc hẳn người mẹ nào mang thai cũng rất muốn biết sự hình thành và phát triển của thai nhi như thế nào đúng không? Vậy còn chần chừ gì mà không đọc ngay bài viết dưới đây để biết được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn.

Việc mang một bào thai đang lớn dần trong người bạn giống như một phép màu có thật. Thỉnh thoảng bạn vỗ nhẹ vào bụng mình và cảm thấy thật khó có thể tin được là có một sinh linh bé bỏng đang hiện diện trong đó, đó là một điều rất tuyệt vời. Bé yêu của bạn sẽ lớn dần hơn và phát triển một cách đầy đủ hơn. Việc quan trọng nhất mà bạn cần làm lúc này là hãy theo dõi quá trình lớn lên của bé yêu thật tốt.

Theo dõi thai kỳ

Cả hai bạn cần nhớ là việc có thai ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ. Chẳng hạn như bộ ngực căng ra để chuẩn bị cho việc tiết sữa cần được người cha chăm sóc một cách nhẹ nhàng khi anh ấy vuốt ve chúng.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi ở giai đoạn đầu

Tử cung lớn dần đè lên những cơ quan bên trong làm cho bạn luôn cảm thấy mắc tiểu trong suốt ba tháng cuối thai kỳ. Những hướng dẫn sau đây đưa ra một số phác họa về những thay đổi phức tạp đang diễn ra trong người bạn.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi qua các tháng

Ba tháng đầu

Ba tháng đầu tiên của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) cực kỳ quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng cho sự hình thành của thai nhi khỏe mạnh nhất sau này mặc dù hiện tượng phát triển của bé chỉ biểu hiện ra một vài dấu hiệu bên ngoài.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên

Đối với bạn :

  • Bạn sẽ thật sự bắt đầu lên cân, triệu chứng nghén sẽ sớm biến mất.
  • Tử cung nhô lên khỏi khung chậu và có thể sờ được.
  • Nguy cơ sẩy thai hầu như không có.
  • Tim của bạn bắt đầu làm việc hết sức và duy trì hoạt động cho đến khi chuyển dạ.
  • Kích thước tử cung khoảng bằng trái nho và chỉ có thể cảm nhận được trên xương mu. Tất cả cơ quan nội tạng của thai đều được hình thành và hầu như trơ với các nguy hiểm tiềm tàng như nhiễm trùng hoặc thuốc men

Đối với bé :

  • Thai có hình dáng người và tất cả các cơ quan đều ở đúng vị trí.
  • Cơ thể bé được hình thành đầy đủ, việc phát triển hoàn tất với ngón tay, ngón chân và lỗ tai.
  • Mặc dù mi mắt còn khép chặt nhưng mắt bé đã có cử động.
  • Thân bé được phủ một lớp lông tơ mịn.
  • Bé chuyển mình nếu bị chạm vào do hệ cơ đang phát triển.

Ba tháng giữa

Thời kỳ từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu (tam cá nguyệt giữa) là thời gian mà các triệu chứng nghén biến mất, con bạn thật sự trưởng thành và bạn bắt đầu cảm nhận được thai máy. Bạn tràn đầy năng lượng, sức sống và cảm thấy rất thoải mái.

Đối với bạn :

  • Bạn sẽ tăng cân khoảng 0,5 kg mỗi tuần.
  • Tử cung cao ít nhất là 5 cm trên xương mu.
  • Bạn có thể có những đợt khó tiêu.
  • Từ tuần 16 trở đi bạn cảm nhận được khi thai máy.
  • Các cơ quan hình thành đầy đủ, mặt của thai nhi lúc này giống với trẻ mới sinh và em bé biết mút ngón cái của mình. Tử cung ở tư thế chuyển dạ. Bạn có thể có những cơn gò nhẹ – cơn co Braxton Hicks

Đối với bé :

  • Thính giác của em bé rất nhạy vì vậy bé có thể nhận ra giọng nói của bạn.
  • Da đỏ và mỏng với ít mỡ bên dưới.
  • Bé phát triển cân đối hơn, thân bé lớn bằng đầu.
  • Cơ phát triển nhiều nhưng bé vẫn còn mảnh khảnh.
  • Phổi bé trưởng thành nhanh.

Ba tháng cuối (thai đủ 9 tháng)

Khoảng 12 tuần cuối cùng, còn được gọi là tam cá nguyệt cuối, là lúc em bé tích trữ mỡ để chuẩn bị cho sự chào đời, bộ não và phổi cũng trưởng thành chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập ngoài tử cung.

Qua các giai đoạn của sự hình thành và phát triển của thai nhi, bé đã có một cơ thể tương đối hoàn chỉnh

Đối với bạn :

  • Bạn sẽ cảm thấy khó thở do thai quá lớn. Hai mắt bé mở và bé trở nên bụ bẫm và khỏe mạnh. Nếu là bé trai, hai tinh hoàn đã xuống bìu
  • Bạn cảm giác bụng mình như sa ra trước khi đầu bé lọt vào khung chậu.
  • Bạn thấy muốn tìm được một tư thế thoải mái để ngủ thật khó khăn.
  • Mỗi tuần bạn đều phải tái khám.
  • Ngực bạn tiết ra chất sữa non, giàu dinh dưỡng.

Đối với bé :

  • Bé cân nặng khoảng 2,7 – 3,5 kg và chiều dài đầu mông từ 35 – 38 cm.
  • Đầu bé được “cố định”, nằm ngay trên cổ tử cung.
  • Đường kính bề ngang của nhau khoảng 20 -25 cm và có khoảng 1,1 lít nước ối.
  • Hai vú của bé có thể phồng lên do tác dụng từ hormon của bạn.
  • Khi đủ tháng, thai thường quay đầu xuống dưới.

Ngoài thông tin về sự hình thành và phát triển của thai nhi qua các tháng bên trên, các mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây khi sắp đến lúc chuyển dạ nhé.

Trong vòng vài ngày trước khi chuyển dạ thật sự, bạn có thể ghi nhận một số dấu hiệu cho biết bạn không còn phải đợi lâu nữa.

Cảm giác như trước hành kinh: Bạn có thể trải qua những cảm giác tương tự như trước khi bạn có kinh như đau thắt nơi thắt lưng.

Braxton Hicks: Bạn có thể chú ý nhiều hơn đến những cơn gò không đau ở thành tử cung. Đây là những cơn gò Braxton Hicks, nó có thể xuất hiện từ tháng thứ sáu và xuất hiện không liên tục trong những tuần cuối cùng.

Tiêu chảy nhẹ: Những nhu động ruột có thể yếu hơn do toàn bộ cơ thể bị tác động bởi sự tăng hoạt động của tử cung.

Bớt căng bụng: Những khó chịu dưới hạ sườn có thể giảm bớt, cảm giác nhẹ nhõm, khi bé lọt vào khung chậu. Nó có thể xảy ra một hoặc hai tuần trước ngày sinh đối với con so, nhưng có khi tới lúc chuyển dạ mới xảy ra cũng là chuyện bình thường.

Tràn đầy sinh lực: Nhiều thai phụ cảm thấy mình rất mạnh khỏe cho dù trước đó vài tuần họ rất mệt mỏi và uể oải. Bạn có thể thấy mình muốn chạy khắp nơi để kiểm tra lại mọi việc đảm bảo là mọi thứ đều sẵn sàng đón con bạn về nhà, đây gọi là “bản năng làm tổ”.

Dễ kích thích: Điều dễ hiểu là bạn có thể trở nên nóng tính, thiếu kiên nhẫn, với một cảm giác rõ ràng là thai kỳ sắp chấm dứt.

Trong giai đoạn thai kỳ 9 tháng 10 ngày, mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Chắc hẳn các mẹ đều luôn có cảm giác hạnh phúc, nhưng bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những khó khăn khi mang thai bé. Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ luôn là một điều kì diệu đối với những phụ nữ chuẩn bị làm mẹ. 

Bên cạnh đó, thời kỳ thai nghén luôn là điều mệt mỏi nhất đối với các bà bầu, không ăn không ngủ được. Những món trước giờ thích ăn thì giờ lại có cảm giác buồn nôn, gây mệt mỏi rất có hại cho sức khỏe của thai nhi. Các bà mẹ nên bổ sung dinh dưỡng từ sữa bột Optimum Mama Gold của Vinamilk để tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn nhé.

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 763 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC