Từ khi mẹ biết tin mình mang thai cho đến khi cảm nhận rõ rệt sự tồn tại của con thì chắc hẳn mẹ có vô số những thắc mắc xoay quanh về các giai đoạn phát triển của thai nhi. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ giải đáp những khúc mắc của mẹ đối với sự phát triển của thai nhi cũng như đưa ra những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.
1. Làm thế nào để mẹ biết mình sinh con trai hay con gái?
HỎI: Mẹ tôi nói mang thai bụng nhọn là con trai, bụng tròn là con gái, điều này có đúng không?
ĐÁP: Theo dân gian, bụng của sản phụ có hình tròn bầu dục như hình quả trứng gà tỷ lệ sinh con trai sẽ cao, nếu bụng sản phụ tràn đều như cái đĩa tỷ lệ sinh con gái nhiều. Tất nhiên kinh nghiệm này đã qua tích lũy lâu đời và cũng có căn cứ xác đáng, nhưng không phải đúng 100%.
2. Khi nào mẹ cảm nhận được sự cử động của con?
HỎI: Bao giờ thì người mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi? Thai nhi cử động như thế nào được cho là bình thường?
ĐÁP: Việc không cảm nhận được sự cử động của em bé trong 4 tháng rưỡi đầu là điều bình thường nếu như đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Còn nếu như đây là lần thứ hai thì thời gian tương ứng sẽ là 3 tháng. Nếu cảm nhận em bé cử động thường xuyên và sau đó không thấy thêm gì nữa trong 8~10 giờ thì đây Có thể là một dấu hiệu đáng báo động. Lúc đó bạn hãy nằm xuống, hít sâu, thư giãn và dùng tay nhấn nhẹ vào bụng để kích thích em bé. Nếu em bé vẫn không cử động thì bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đi thẳng đến phòng cấp cứu.
2. Giai đoạn phát triển của thai nhi ở 2 tháng đầu
HỎI: Tôi đang mang thai ở tuần thứ 8, giờ đây tôi có thể cảm nhận rõ rệt sự phát triển của thai nhi đang lớn dần lên trong bụng. Không biết trong giai đoạn này, sự hình thành của thai nhi như thế nào?
ĐÁP: Mang thai bước sang tuần thứ 8, bạn đã quen với những thay đổi của cơ thể chưa? Thai nhi giờ đã có kích thước 14-20mm, mỗi ngày có thể lớn thêm 1mm, tốc độ này được duy trì cho đến khi được 20 tuần.
Phần đầu của thai nhi giờ đã thành hình. Mí mắt đã rõ hơn, không còn là hai chấm nhỏ bị lớp da che phủ nữa. Đã có hai lỗ mũi nhưng chưa hít thở được. Hàm trên và hàm dưới nối lại với nhau hình thành khoang miệng, lợi, lưỡi cũng dần xuất hiện. Tai trong có tác dụng thăng bằng và nghe đang hình thành, nó đang nghe ngóng những lời mẹ nói. Lớp da mỏng manh nhìn thấu mạch máu.
Các cơ quan nội tạng về cơ bản đều đã phát triển đẩy đủ. Riêng đường ruột vì rất dài, khoang bụng không đủ sức chứa nên phải ở bên ngoài khoang bụng, nối thêm với dây rốn.
3. Giai đoạn phát triển của thai nhi ở giữa thai kỳ
HỎI: Tôi đã mang thai được 85 ngày. Vậy không biết trong giai đoạn này sự hình thành và phát triển của thai nhi như thế nào và tôi cần lưu ý những gì trong sinh hoạt hàng ngày?
ĐÁP: Bạn đã bước sang giai đoạn giữa thai kì. Không gian trong bụng bạn rất tốt nên thai nhi lớn rất nhanh, giờ đã dài 70-85mm, nặng 20gam.
Các bộ phận trên mặt của thai nhi đã hiện rõ, mí mắt vẫn nhắm chặt. Miệng lúc ngậm lúc mở, chân răng đã hình thành. Cổ đã cứng hơn, đỡ cái đầu to. Da dần dần hồng hào hơn. Xương liên kết với cơ giúp tay chân hoạt động mạnh hơn, tay nắm chặt hơn.
Nhau thai đã ổn định, làm nhiệm vụ tiếp nhận dinh dưỡng liên tục cho thai nhi qua dây rốn. Gan không ngừng tiết dịch mật, tụy bắt đầu sản xuất ingulin. Số lượng tế bào thần kinh đại não tăng nhanh, đóng vai trò quyết định sự thông minh của bé sau này.
Nhắc nhở tuần này
– Ở giai đoạn giữa thai kì thai đã ổn định hơn khả năng sảy thai thấp hơn bạn có thể hoạt động nhẹ nhàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
– Bạn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường nhưng phải chú ý thời gian số lần và tư thế.
– Nếu có điều kiện bạn hãy tham gia các lớp tiền sản tìm hiểu kiến thức về sinh nở, kết bạn với nhiều bà bầu khác cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Nhắc nhở tuần này:
– Thời gian này cần cẩn thận với hiện tượng mang thai ngoài dạ con, dọa sảy thái
– Tính trạng ốm nghén trong thời gian này là nặng nhất, cần chú ý tăng lượng muối thích hợp trong thức ăn, để tránh bị thiếu, naitri. Ngoài ra nên cố gắng tranh thủ những lúc đỡ buồn nôn ăn thêm những đồ ăn nhẹ nhàng, dễ ăn như sữa, trứng, bánh, hoa quả.
4. Thai nhi bắt đầu mọc lông máu
HỎI: Tôi đang mang thai ở ngày thứ 92. Tôi nghe nói trong giai đoạn này bé đã bắt đầu mọc lông máu. Vậy lông máu ở bé là gì và nó có biến mất khi sinh ra không? Tôi cần lưu ý những gì trong giai đoạn này?
ĐÁP: Chiều dài thai nhi ở tuần thứ 14 đạt 85-92mm, nặng 30-43gam.
Ở tuần này, tất cả cấu tạo cơ bản ở thai nhi (bao gồm phần trong và phần ngoài cơ thể) đều đã hình thành và phát triển. Tuy kích thước còn rất nhỏ nhưng thai nhi đã có đầy đủ các bộ phận. Tốc độ tăng trưởng của phần thân đã vượt qua phần đầu, tình trạng “đầu nặng chân nhẹ” sẽ nhanh chóng được cải thiện. Cánh tay linh hoạt hơn so với chân, tình trạng này một thời gian nữa mới cân bằng. Ngón tay đã có vân tay.
Biểu hiện nét mặt của thai nhi rất phong phú, có thể nhíu mày, cau mặt… bàn tay linh hoạt khua nắm, còn biết cho vào mồm mút. Hiện tượng này không phải do thai nhi đang đói, đó là do cơ quan chỉ huy não bộ “luyện tập” truyền mệnh lệnh. Nếu thai nhi là con gái, sẽ có một buồng trứng chứa khoảng 2 triệu trứng.
Khắp người thai nhi lúc này mọc một lớp lông tơ nhỏ xíu gọi là lông máu, lông máu này chỉ có ở thai nhi, sau khi ra đời sẽ dần biến mất.
Nhắc nhở tuần này
– Nếu bạn chưa đi khám thai có thể khám thai vào tuần này cũng chưa muộn
– Từ tuần này trở đi, bạn có thể tiến hành thai giáo bằng phương pháp vuốt ve và âm nhạc.
5. Âm nhạc có ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
HỎI: Tôi là một người ưa sôi nổi, thích ồn ào, nhưng nghe nói những loại nhọc sôi động dễ khiến em bé khi sinh ra hay quấy khóc, chẳng lẽ tôi bắt buộc phải thay đổi sở thích của mình khi mang thai hay sao?
ĐÁP: Phụ nữ mang thai nghe nhạc nhẹ nhàng như dòng sông nước chảy, như tiếng chim hót hay nhạc cổ điển thì thai nhi Có thể cảm thụ được. Ngược lại, nhạc có tần số quá cao, thai nhi không thích nghi sẽ có hiện tượng khó chịu, nhất là khi thai đã hơn bảy tháng.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải cho bé nghe nhạc quá nhẹ, quá chậm. Nhạc Pop Có thể làm dịu cơn cáu kỉnh của bé. Bé cũng nhận ra được những âm thanh giai điệu phong phú của cuộc sống thông qua những bản nhạc muốn sắc đó. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, nhịp tim của bé thường đập theo nhịp của nhạc. Nếu nhạc quá to, quá ồn hoặc quá sôi động, nhịp tim theo đó đập nhanh hơn. Sẽ không tốt cho bé chút nào mà có thể còn làm cho bé bị stress.
Vài nghiên cứu cho rằng, nhạc cổ điển thường tốt hơn đối với thai nhi. Điều đó có cơ sở khoa học và được minh chứng bởi những thử nghiệm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tác dụng của âm nhạc với những nhịp vận động khỏe mạnh cũng kích thích sự phát triển của trẻ. Bạn nên kết hợp một cách hoàn hảo các loại nhạc như nhạc cổ điển, nhạc Pop, hát ru…
Khi cho thai nhi nghe nhạc, bạn cũng nên chú ý đến thời gian cho nghe. Mức tối đa là 2 giờ/ngày. Nếu bạn cho bé nghe không đúng cách, thai nhi có thể bị điếc hoặc gặp vấn đề về thính giác.
6. Tiếng ồn ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi theo tuần
HỎI: Thai nhi có sợ tiếng ồn không? Và nếu sống trong môi trường nhiều tiếng ồn thì nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần không?
ĐÁP: Tai và các tổ chức khác ở thai nhi vẫn chưa trưởng thành về mặt kết cấu và chức năng, hệ thống thính giác hết sức nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương, nếu phải chịu ảnh hưởng của âm thanh lớn trong thời gian dài, thính giác sẽ bị tổn thương. Tiếng ồn bên ngoài sẽ truyền vào tử cung qua thành bụng, thai nhi bị tiếng ồn kích động sẽ làm cho phân khu não bộ tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến thính giác của em bé khi ra đời.
Nguồn gốc tiếng ồn
Tiếng ồn giao thông: Các phương tiện giao thông như ô tô, tàu hỏa, máy bay phát ra tiếng ồn rất lớn và chói tai, là nhân tố chủ yếu gây ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn xây dựng: Công trường xây dựng, sửa nhà tạo ra tiếng ồn gây mệt mỏi, nhưng những âm thanh này có tính chất tạm thời, khi công trình hoàn thành sẽ hết.
Tiếng ồn trong sản xuất: Tiếng ồn từ máy móc vận hành trong nhà xưởng rất lớn, làm việc lâu dài trong môi trường này, thính giác và thần kinh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn làm việc ở nơi có tiếng ồn thường xuyên, hãy xin lãnh đạo tạm thời sắp xếp một công việc khác tránh xa tiếng ồn trong khoảng thời gian mang thai.
Tiếng ồn sinh hoạt: Tiếng ồn ở chợ, nhà hàng, quán karaoke là những tiếng ồn trong sinh hoạt.
Tránh tiếng ồn như thế nào
Hạn chế đi đến những nơi đông đúc, ôn ào như chợ, siêu thị, nhà hàng… Xem tivi nên vặn nhỏ âm lượng.
Nếu bạn sống ở nơi có nhiều tiếng ồn, hãy kiểm tra chất lượng cửa, cửa kính. Hiệu quả cách âm của cửa bằng nhôm kính rất tốt, thêm vào đó có thể treo rèm cửa bằng vải dày để giảm bớt tiếng ồn.
Không nên kê các đồ điện sát nhau, không nên sử dụng cùng lúc.
Có thể đặt thêm chậu cây trong phòng, vì thực vật cũng có tác dụng giảm bớt tiếng ồn một cách nhất định.
7. Làm sao biết chắc được là việc sinh em bé sẽ tốt đẹp?
HỎI: Cuộc sống hiện đại với môi trường ô nhiễm khiến các ca sẩy thai xảy ra thường xuyên hơn, vậy làm sao để biết chắc được mình mang thai an toàn và mẹ tròn con vuống?
ĐÁP: Xác suất em bé sinh ra bất thường rất thấp. Hầu hết các sự việc bất thường đều xảy ra trong các tuần lễ đầu và kết thúc bằng một vụ sẩy thai sớm. Vào tuần lễ thứ 13, đứa bé đã hình thành một cách hoàn chỉnh và rất ít khi bị trục trặc điều gì. Nếu bạn rà soát lại lối sống của mình không còn gì ảnh hưởng xấu đến đứa bé, sẽ càng giảm thêm nguy cơ này.
8. Tại sao có trẻ sinh đôi?
HỎI: Tại sao người ta có thể sinh đôi, sinh ba được kia chứ? Và tại sao có cặp sinh đôi giống nhau như đúc, có cặp lại khác nhau?
ĐÁP: Có hai khả năng dẫn đến sinh đôi: Một là sinh đôi giả, hay sinh đôi khác trứng. Trường hợp thứ hai là sinh đôi thực, hay sinh đôi cùng trứng.
Sinh đôi giả có nghĩa là có 2 trứng riêng lẻ của người mẹ được rụng cùng một lúc và được thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau của người bố. Hai hợp tử sẽ được tạo thành và phát triển thành 2 phôi khác nhau. Hai đứa trẻ sinh ra Có thể cùng giới hoặc khác giới và chỉ giống nhau như hai anh chị em ruột mà thôi.
Trường hợp sinh đôi thực là khi một trứng thụ tinh đột nhiên tách làm đôi ở đầu kỳ phát triển, mỗi nửa ấy sẽ phát triển thành một phôi và sau đó tạo thành 2 đứa trẻ. Hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ hoàn toàn giống nhau về giới tính, về hình dáng và nhóm máu, về tính kháng nguyên.
Nhiều trường hợp ngay bố mẹ chúng cũng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai đứa trẻ. Không phải chỉ có sinh đôi mà còn sinh ba, sinh tư, sinh năm và có trường hợp sinh sáu.
Vì tử cung người mẹ có hạn nên khi mang đa thai thời gian mang thai thường ngắn hơn thời gian mang thai bình thường (chỉ khoảng 37 tuần, ngắn hơn bình thường 3 tuần). Theo ước tính có khoảng 125 triệu cặp sinh đôi và sinh ba trên thế giới (khoảng 1.9% dân số thế giới) và 10 triệu cặp sinh đôi cùng trứng.
Đối với người mẹ mang song thai, việc mang trong mình một lúc 2 (hoặc 3) thai nhi với trọng lượng lớn Có thể sẽ gây ra những nguy cơ cao khi chuyển dạ. Ngoài ra, đối mặt với sự xáo trộn trong cuộc sống sinh hoạt khi trong nhà xuất hiện thêm cùng lúc nhiều em bé cũng Có thể gây nên những khó khăn về kinh tế và tâm lý cho sản phụ và gia đình.
Hy vọng những thông tin trên đây đã cung cấp đầy đủ cho các bà mẹ các giai đoạn phát triển của thai nhi, các mẹ bỉm sữa cũng đừng quên cung cấp dinh dưỡng bằng việc uống sữa của Vinamilk để cho thai nhi luôn khỏe mạnh nhé.