Sau khi bé ra đời – Gia đình có vai trò gì?

0
1098

 

Sau khi ra đời, những giác quan này càng phát triển. Cùng với hệ thần kinh, bé có thêm cơ quan khứu giác. Vì thế, khi gặp mùi không thích, bé quay mặt đi.

Cách cho con bú: Tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ. Khi cho bú, người mẹ phải thoái mái về tâm lý, chỉ nghĩ về con. Tư thế phải thoải mái, không ép bé bú. Nếu bé ọc, ngưng cho bú ngay, ôm bé vào lòng vỗ về, vuốt ve.

Trao đổi bằng mắt: Trong khi chăm sóc, nhìn thẳng vào mắt bé. Trao đổi qua giọng nói: Thường xuyên nói chuyện với bé, giọng chậm, âm điệu dịu dàng. Bé sẽ dùng  tiếng khóc của mình để trả lờimẹ. Mẹ cố gắng hiểu được những yêu cầu của bé.

Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý: bé khóc do nhiều nguyên nhân (do đói bụng, giận hờn, ấm ứ, giả vờ, bệnh…)

Thời gian gần gũi sau sinh: Lúc ở trong bụng mẹ, bé được mẹ làm hộ tất cả: từ ăn, uống, ủ ấm, giữ an toàn.

Khi ra đời, bé bị tách khỏi mẹ. Về mặt sinh học, đây là cú sốc tâm lý đầu tiên của bé. Vì thế, thời gian gần gũi của mẹ với bé sơ sinh rất quan trọng, ít nhất là 4-6 tháng đầu đời. Nếu mẹ quá bận, nên thu xếp vắng mặt trong thời gian bé ngủ hoặc cố gắng ở bên con sau giờ làm việc.

Vai trò của bố và gia đình: Sự có mặt thường xuyên, động viên, an ủi của bố sẽ giúp cho mẹ yên tâm, ổn định về tâm lý.

Trong giai đoạn sơ sinh, người bố có ảnh hưởng gián tiếp đến bé thông qua người mẹ.

vai trò của gia đình sau khi bé ra đời

Chúng ta đều biết rằng, bé là một cá nhân độc lập. Để giúp bé phát triển tâm lý tốt, bố mẹ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về tâm lý, tránh những phiền nhiễu khóng đáng có đối với đứa con thân yêu của mình.

 

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 85 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC