Từ lâu sữa mẹ đã được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số người mẹ không thể sản xuất đủ sữa cho con bú hoặc tắc sữa. Lúc này, họ nghĩ đến chuyện xin sữa mẹ của người khác cho con. Liệu việc này có tốt cho con không? Và loại sữa nào tốt cho bé sơ sinh hơn trong trường hợp này?
Đây cũng là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay với nhiều ý kiến trái chiều từ việc có nên nhận sữa mẹ từ người khác để cho con bú hay không.
Có thể nói việc sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ là một thiên chức cao cả của người phụ nữ, ai cũng mong muốn mình đủ điều kiện sức khỏe để có thể hoàn thành điều tuyệt vời này. Tuy nhiên vẫn có nhiều mẹ vì một vài lý do khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ bị hạn chế. Đứng trước những tình huống khó khăn này người mẹ cần phải bình tĩnh và lựa chọn phương án thích hợp cho con hơn.
Ai cũng biết sữa mẹ là loại sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh mà không có một loại sữa công thức nào có thể so sánh được. Và đó là lý do mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ có nồng độ chất dinh dưỡng, giúp con tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiều loại bệnh cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên một điều mà ít ai biết là trong sữa của mỗi người mẹ ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ cho ra một lượng sữa với độ dinh dưỡng khác nhau. Bé bú ở mỗi thời điểm nào sẽ nhận được lượng dinh dưỡng tương ứng với thời điểm đó. Chưa kể sữa mẹ sau khi ra ngoài sẽ giảm dần các chất dinh dưỡng. Vì vậy bạn nên cân nhắc việc xin sữa mẹ của người khác cho con mình.
Dưới đây là một số lý do bạn cần đọc kỹ để có quyết định đúng đắn cho cả mẹ và con trong việc tìm kiếm loại sữa nào tốt cho bé sơ sinh. Tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
Những lý do không nên xin sữa mẹ của người khác cho con bú
1. Sữa mẹ của người khác có thể không phù hợp với độ tuổi của con bạn
Sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ tiết dòng sữa non quý giá để xây dựng hệ miễn dịch cho con và giúp con không đói khi sữa mẹ chưa về kịp. Sữa mẹ cũng thay đổi theo quá trình phát triển của con để cung cấp kịp thời những chất béo và dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn. Cơ thể mẹ sau sinh luôn biết con mình cần gì để đáp ứng kịp thời cho bé.
Khi xin hay mua sữa mẹ từ người khác, bạn sẽ không biết được chính xác sữa đó dành cho bé mấy tuổi. Nếu trẻ sơ sinh uống sữa của một mẹ khác đang nuôi con 18 tháng tuổi sẽ không có được các dưỡng chất bé cần như khi được bú sữa từ chính mẹ mình.
2. Sữa mẹ của người khác có thể không phù hợp với giới tính con bạn
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng cơ thể mẹ điều chỉnh sữa theo giới tính của trẻ. Một số thí nghiệm trên khỉ chỉ ra sữa cho bé trai chứa nhiều chất béo và đạm hơn, sữa đặc và giàu dinh dưỡng hơn. Sữa cho bé gái lại nhiều canxi và ít chất béo hơn.
Bé trai và bé gái phát triển rất khác nhau nên sữa mẹ cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của con hơn. Điều này giúp trẻ phát triển tốt hơn cũng như kích thích xương và não của bé phát triển theo hướng phù hợp với giới tính hơn.
Nếu xin sữa mẹ của người khác, con bạn sẽ không có được dưỡng chất phù hợp với giới tính của mình. Tuy sự khác nhau giữa sữa cho bé trai và sữa cho bé gái là không lớn nhưng uống sữa mẹ không phù hợp với giới tính của con cũng có những ảnh hưởng nhất định.
=>> Đọc thêm: Trẻ sơ sinh nên uống sữa gì là tốt nhất
3. Thiết bị hút sữa mẹ của người khác có thể không được vệ sinh đúng cách
Nếu bạn xin hay mua sữa mẹ đông lạnh thì hãy chú ý đến chuyện vệ sinh này. Một nghiên cứu về việc chia sẻ sữa giữa các bà mẹ cho thấy chưa có đến 1/2 bà mẹ tự nguyện cho sữa làm theo các quy tắc vệ sinh khi hút sữa cho con.
Nguyên tắc đầu tiên là không dùng chung máy hút sữa. Ngay cả khi người cho sữa đã tuân thủ quy tắc đó, máy hút sữa vẫn cần phải được làm sạch và vệ sinh để bảo vệ em bé khỏi vi khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm trùng. Thực tế, nhiều mẹ không vệ sinh máy hút sữa thường xuyên và điều này gây ra nhiều vấn đề cho trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ không thể chắc chắn nguồn sữa nào tốt cho bé sơ sinh của mình.
4. Người cho sữa và nhận sữa thường không tuân theo quy tắc bảo quản sữa nghiêm ngặt
Dù sữa mẹ luôn giàu dinh dưỡng nhưng bạn vẫn nên lưu ý là sữa có hạn sử dụng và phải làm theo hướng dẫn đông lạnh sữa để đảm bảo sữa không hư hay mất chất dinh dưỡng.
Sữa mẹ không được để ở nhiệt độ phòng hơn 8 giờ. Sau khi đông lạnh, sữa mẹ có thể trữ được tối đa 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn hãy bỏ hết lượng sữa chưa sử dụng.
Vấn đề về hạn sử dụng của sữa mẹ rất khó kiểm soát khi các mẹ chia sẻ cho người khác, nhận hoặc mua sữa. Bạn không có cách nào để tìm hiểu xem sữa đã được trữ trong bao lâu.
Và một điều chắc chắn rằng lượng sữa mẹ sau khi ra ngoài môi trường sẽ giảm đi chất dinh dưỡng nên không thể cung cấp được đầy đủ chất cho con. Cũng như sữa buổi sáng sớm sẽ khác với sữa buổi trưa hoặc chiều tối, vì vậy việc sử dụng sữa mẹ của người khác sẽ không đảm bảo được dưỡng chất cần thiết trong từng giai đoạn của trẻ.
5. Cơ thể mẹ sẽ giảm tiết sữa nếu không cho con bú
Mặc dù mẹ đôi khi cần uống thêm sữa vì cơ thể không sản xuất đủ sữa cho bé nhưng việc phụ thuộc vào sữa mẹ của người khác sẽ làm cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ hoạt động chậm lại.
Sản xuất sữa là một mô hình cung và cầu. Điều này có nghĩa là càng cho con bú hoặc hút sữa nhiều thì cơ thể càng sản xuất được nhiều sữa. Nếu đang sử dụng sữa mẹ của người khác để nuôi con, bạn sẽ mất cơ hội kích thích cơ thể sản xuất thêm sữa và dẫn đến việc lượng sữa cho con ngày càng giảm.
Dù việc dùng sữa mẹ của người khác có thể có hiệu quả nhất thời nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tập trung kích thích cơ thể sản xuất sữa bằng cách tiếp tục hút sữa, cố gắng cho con bú và sử dụng các thực phẩm bổ sung. Bạn đừng quá phụ thuộc vào việc xin sữa mẹ cũng như tìm kiếm loại sữa nào tốt cho bé sơ sinh mà làm lượng sữa của mình mất dần nhé.
6. Không kiểm soát được chất lượng sữa
Đây là một vấn đề lớn khi xin sữa mẹ, thậm chí người cho bạn sữa mẹ là người thân trong gia đình, chất lượng sữa vẫn rất khó kiểm soát. Những rủi ro này tăng lên khi bạn nhận xin sữa mẹ từ một người không quen biết.
Khi cho con bú sữa mẹ, bạn có thể kiểm soát những gì mình nạp vào cơ thể. Khi uống đồ uống chứa cồn hay uống thuốc theo toa, bạn có thể biết được đồ uống hay thuốc đó có an toàn khi cho con bú sữa mẹ không. Khi nhận sữa từ mẹ khác, bạn không biết người mẹ này đã ăn gì, có uống loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không.
7. Con có thể bị nhiễm trùng khi uống sữa từ mẹ khác
Nếu bị nhiễm trùng như viêm vú hoặc cảm lạnh thông thường, bạn vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng có thể đi qua sữa mẹ nên nếu bạn lấy sữa từ một nguồn không đảm bảo thì có thể con sẽ bị lây nhiễm qua đường sữa đấy.
HIV cũng có thể lây qua sữa mẹ và bác sĩ đã khuyến cáo những phụ nữ có HIV không nên cho con bú. Tuy bệnh lao có thể lây qua sữa mẹ nhưng một người phụ nữ đã điều trị lao trong một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể cho con bú.
Nếu bạn bị nhiễm cytomegalovirus cần được điều trị trước khi cho con bú vì virus này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Bạn luôn chắc chắn mình đang khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng trước khi cho con bú, nhưng không thể biết người tặng hay bán sữa cho mình có khỏe mạnh không. Bạn không thể đảm bảo người cung cấp sữa cho mình có những căn bệnh này trước khi hút sữa hay không. Vậy hãy nhớ rằng con có nguy cơ lây nhiễm những bệnh nguy hiểm khi uống sữa mẹ của người khác.
8. Sữa từ mẹ khác có thể gây dị ứng
Chế độ ăn của người cho sữa có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Đối với những bé có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, việc cho con bú sữa mẹ của người khác có thể mang tới nguy cơ dị ứng cao cho con đấy.
Dù bạn có thể hỏi người cho sữa để biết khẩu phần ăn của họ, nhưng vẫn không thể kiểm soát tuyệt đối những món họ ăn. Ngay khi xin sữa mẹ từ người quen và bạn có thể biết khá rõ thức ăn của họ, bạn vẫn có nguy cơ bỏ lỡ một số món có thể gây dị ứng cho con.
Kết luận – Sữa mẹ chỉ tốt khi nào?
Để biết được nguồn sữa nào tốt cho bé sơ sinh thì các bạn có thể tham khảo ý kiến từ Bác sĩ:
Bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Hoa, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng TP.HCM cho biết sữa mẹ là tốt nhất cho đứa trẻ nhưng chỉ trong trường hợp trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ. Thậm chí sữa mẹ vắt ra bình rồi để cho con mình bú cũng không tốt vì như vậy sữa mẹ sẽ không còn vô trùng nữa.
“Trong trường hợp mẹ không có sữa để cho trẻ bú trực tiếp và cũng không chắc chắn người cho sữa không bị bệnh truyền nhiễm thì lúc này mẹ nên tìm kiếm sữa nào tốt cho bé sơ sinh nhé từ bên ngoài nhé!