Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nôn trớ các mẹ nên xem qua

0
1204

Nôn trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa hay gặp, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên khi gặp trường hợp này các mẹ cần phải xử lí và chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nôn trớ đúng cách. Nếu không trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ. 

Để giúp các mẹ có thể biết đâu là cách chăm trẻ đúng cách khi bị nôn trớ, bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn một vài bước cơ bản. Các mẹ hãy xem qua và lưu ý nhé!

1. Các nguyên nhân gây nôn trớ:

Vì sao trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn trớ chắc hẳn là điều mà rất nhiều mẹ thắc mắc:

  • Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng. Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ. Trẻ vừa ăn no thì đã cho trẻ nằm ngay. Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt.

  • Nôn trong bệnh nội khoa

Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chẩy, chậm nhu động ruột. Viêm đường hô hấp trên
Bệnh nhiễm trùng thần kinh, viêm màng não mủ. Tăng áp lực nội sọ xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin. Hội chứng sinh dục thượng thận. Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị.

  • Nôn trong bệnh ngoại khoa

Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản, thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh. Nôn do tắc ruột, xoắn ruột thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen.

TẠI SAO TRẺ SƠ SINH HAY BỊ TRỚ

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nôn trớ:

Nếu trẻ bị nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách thì bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc, theo dõi tiếp tại nhà. Nếu trẻ nôn trớ bệnh lý thì bạn cần giải quyết nguyên nhân phải đưa đến cơ sở y tế để theo dõi.

3. Chăm sóc trẻ nôn trớ do sai lầm về ăn uống:

  • Cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no và bú liên tục.
  • Nếu trẻ ăn hỗn hợp hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ bú bình, cách pha sữa.
  • Khi trẻ đã ăn no, hướng dẫn cách bế, cách vỗ ợ hơi, cách đặt trẻ. Không bế xốc trẻ, đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no.
  • Massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dầy hạn chế nôn trớ. Massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
  • Sau khi đã điều chỉnh mà tinh trạng nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường có máu hay dịch mật xanh, vàng… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Bài viết trên vừa chia sẻ đến các mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nôn trớ. Các mẹ cần lưu ý để có thể xử lí tình huống trên đúng cách nhé. Mong rằng với những chia sẻ bên trên các mẹ đã có thể bỏ túi thêm nhiều điều hữu ích nhé!

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 2068 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC