Những khả năng cần phát huy ở trẻ mầm non

0
1011

Trẻ mầm non là những mầm xanh của đất nước với những tài năng thiên bẩm khác nhau. Dưới đây là những cách khai thác khả năng của trẻ cũng như tầm quan trọng của việc khai thác này. 

Qua nhiều năm giảng dạy, các trường mầm non tại các quận đã không ngừng đổi mới, tìm tòi những phương pháp giáo dục mầm non mới cho trẻ. Và đây là những thông tin hữu ích dành gửi đến ba mẹ.

1. Vì sao cần hướng bé đến các hoạt động tưởng tượng

Nếu nhìn lại phương pháp giáo dục não phải, việc luyện tập hoạt động tưởng tượng để giúp trẻ phát triển năng lực trí nhớ chụp hình là vô cùng quan trọng. Không giống như người lớn, trẻ có thể dễ dàng đạt được khả năng này. Não phải kiểm soát kênh thông tin hình ảnh, nhưng theo thói quen tự nhiên, hàng ngày chúng ta thường sử dụng mạch thông tin của não trái (mạch ngôn ngữ). Mục đích của giáo dục não phải là nuôi dạy sao cho trẻ có thể sử dụng hiệu quà mạch thông tin của não phải (mạch hình ảnh).

Vậy, những trẻ sử dụng mạch thông tin hình ảnh của não phải đã dùng các hình ảnh ấy trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? Cô Toshiko Kikuchi trường Kimitsu đã lý giải về năng lực tưởng tượng hình ảnh của cô con gái lớp Hai của mình như sau:

Con gái tôi rất thích truyện tranh. Hễ khi nào rảnh, con lại vẽ truyện tranh. Tranh của con không quá phức tạp nhưng mỗi bức đều lột tả được những biểu cảm của nhân vật, mô tả những chuyển động rất tốt và tạo nên một câu chuyên hay. Con kể với tôi là đã vẽ tất cả tranh này theo những hình ảnh con nhìn thấy hay nghe thấy trong đầu.

Khi tôi hỏi con có dùng các hình ảnh như thế vào việc nào khác không, con nói đã dùng chúng khi làm bài kiểm tra, vì những hình ảnh cứ tự hiện ra khi có câu trả lời mà con không chắc. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe được điều này. Sau đó con còn giải thích thêm: “Ví dụ khi con không nhớ được đáp án của bốn nhân với ba là bao nhiêu thì đột nhiên, đáp án con số mười hai cứ hiện ra trước mắt con. Mà không chỉ vậy thôi đâu mẹ, con còn trả lời các câu hỏi trong cuộc thi đố chữ Kanji bằng cách tưởng tượng nữa đó”.

trường mầm non quận gò vấp và những cách giáo dục tiến bộ cho con

Tôi liên hỏi thêm để con giải thích rõ hơn: “Ồ, vậy thì tại sao con lại không nhận được một trăm điểm trong tất cả bài kiểm tra nhi?”. Con đáp lời: “Những gì con không học thì sẽ không hiện ra. Khi con cảm thấy không khỏe thì cùng chẳng có hình ảnh nào cả, dù con có cố bao nhiêu đi nữa”.

Tôi rất ngạc nhiên khi biết con đã có thể phát triển khả năng tưởng tượng hình ảnh như vây khi con bắt đầu học lớp Hai. Tôi nhận ra mình đã không còn mất kiên nhẫn với con và bây giờ tôi luôn nhìn nhận con như chính con. Tôi rất vui và quyết định sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp giáo dục não phải với con.

2. Khuyến khích con tưởng tượng mình là người tí hon

Hoạt động luyện tập tưởng tượng hình ảnh có hiệu quả nhất là để trẻ tưởng tượng trờ thành người tí hon và chui vào bên trong một vật nào đó. Khi trẻ thực hiện được hoạt động tưởng tượng này, các bé không chỉ có khả năng đồng nhất với đồ vật đó mà còn nắm được thông tin chi tiết chính xác về đồ vật… Ví dụ, các bé có thể đi vào cơ thể người và chữa lành những phần bị bệnh trong cơ thể. Hay các bé cũng có thể tưởng tượng trở thành người tí hon và đi vào bên trong một chiếc hộp để tìm đồ vật ở bên trong. Các bé cũng có thể tưởng tượng đi vào phòng bên cạnh để xem có gì trong đó.

Trong lớp học, tôi đã yêu cầu ba bé lớp Một thực hiện hoạt động thiền tập và hít thở sâu. Trong trò chơi rèn luyện tưởng tượng, tôi bảo các em hãy biến thành người tí hon và chui vào bên trong một quả bí ngô.

Khi cô giáo hỏi: “Bên trong quả bí có màu gì?”. Rất nhanh, các bé bắt đầu thảo luận với nhau về nhiều thứ. Ví dụ, “Tớ thấy màu cam”, “Đúng đấy! Tớ cũng thấy màu cam”, “Tớ thấy nó giống chiếc cầu thang”, “Tớ cũng thấy vậy”, “Tớ vừa nhìn thấy cậu ở trong đó đấy!”, “Vậy hả, thế thì tụi mình cùng đi với nhau nha!” và “Mình chẳng nhìn thấy ai cả. Mọi người đi đầu rồi? Có ai ở đây không?”.

Khi được hỏi bên trong quả bị ngô trông như thế nào và những hạt bí ngô có kích cỡ thế nào, các bé đã so sánh kích cỡ của chúng với ngón tay cái và ngón tay giữa. Các bé đều nói đã nhìn thấy rất nhiều hạt ở bên trong. Một bé còn nghĩ là có khoảng một trăm hạt.

Sau khi đi ra khỏi quả bí ngô, các bé đã kể lại cuộc gặp gỡ thú vị của mình trong quá bí ngô vui như thế nào. Khi chúng tôi cắt quả bí ngô ra làm đôi và đúng là quả bí ngô giống hệt với những gì mà lũ trẻ đã miêu tả. Các hạt bí được xếp thẳng hàng và nhiều hạt chồng lên nhau như những bậc thang, trông rất giống một chiếc cầu thang.

Các bé đã gặp nhau bên trong quả bí ngô đều thấy tất cả các bộ phận trong quả, và nói chuyện vui vẻ với nhau: “Mình đã thấy bạn ở gần chỗ này này!” và “ừ, chúng mình đã đi bộ với nhau ở đây này”. Một bé khác chỉ vào bên đối diện và nói: “Tớ đã ở đây này”. Có thể nói, các bé đã thực sự có thể thây đúng những gì ở bên trong quả bí ngô.

Trường mầm non quận 10 và giờ học vui nhộn cho trẻ

3. Giáo dục não phải nuôi dưỡng những tiềm năng gì và như thế nào?

Tôi vừa giải thích rằng năng lực đầu tiên mà giáo dục não phải đang nỗ lực nuôi dưỡng là năng lực tưởng tượng. Một khi có được năng lực này thì các bé có thể nhìn thấy những hình ảnh giống như nhìn những bức hình chụp.

Có một quy tắc về các hình ảnh là những gì bạn hình dung sống động sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy, năng lực tưởng tượng nên được sử dụng để hình dung các hình ảnh giúp chữa lành. Hãy để con sử dụng các hình ảnh tưởng tượng để chữa bệnh. Điều này mang lại những hiệu quả và lợi ích thực sự.

Một cậu bé mác một căn bệnh khiến chân cậu phát triển kích cỡ không đều và cậu đã thực hiện hoạt động tưởng tượng để chữa lành cho chân mình, thế rồi chân cậu bắt đầu phát triển với kích thước đều nhau. Trẻ em thể hiện năng lực chữa lành một cách hết sức tự nhiên. Một bé đã chữa khỏi bệnh đau lưng cho ba chỉ bằng cách tưởng tượng. Một bé khác đã chữa lành bệnh dị ứng phấn hoa của mẹ. Bé khác lại chữa được khối u trong đầu của mẹ.

Tại Viện Giáo dục Trẻ em Shichida, chúng tôi khuyến khích trẻ luyện tập hoạt động tưởng tượng khi tham gia các cuộc thi thể thao, các buổi thuyết trình bài học hay các cuộc thi âm nhạc. Sau khi luyện tập tưởng tượng bằng các hình ảnh, các em đều dễ dàng giành được giải thưởng. Chúng tôi cũng dạy các em thực hiện hoạt động tưởng tượng trong lớp học. Các em có thể viết những bài luận hay về nhưng bức tranh rất đẹp theo những hình ảnh tượng tượng mình nhìn thấy. Tác phẩm của các em thường được chọn để trưng bày tại trường hoặc chiến thắng trong các cuộc thi trong khu vực. Khi chúng tôi để các em hình dung về hình ảnh đã hoàn thành của một tác phẩm điêu khắc hay một bức thư pháp trước khi thực sự bắt tay vào làm, thành phẩm của các em đều trở thành một tác phẩm tuyệt vời.

Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn sẽ thấy chất lượng học tập của con sẽ hoàn toàn khác so với trước. Hơn nữa, không chỉ năng lực mà cả tính cách của các bé cũng có sự chuyển biến. Sau khi luyện tập các hoạt động của não phải, những bé thường gặp khó khăn trong học tập đã trở nên điềm tĩnh và thích học. Khi con phát triển được khả năng thần giao cách cảm và dự đoán những sự kiện trong tương lai thì việc dạy cho các con sử dụng những khả năng tuyệt vời ấy để giúp đỡ người khác là vô cùng quan trọng. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin với khả năng của mình và sẽ ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực. Một khi trẻ hòa hợp và có khả năng đồng cảm, đồng nhất với những người xung quanh, những vấn đề về bạo lưc học đường và bắt nạt sẽ biến mất.

Với những chia sẻ trên, mong rằng ba mẹ sẽ có cái nhìn khác về những khả năng của trẻ, để trẻ phát triển một cách tự nhiên và phát huy những niềm đam mê sáng tạo của bé. Không nên thúc ép trẻ vào những điều mà bé không thích. Ví dụ như con thích chơi nhạc cụ, nhưng gia đình lại muốn bé vẽ tranh chỉ vì gia đình có truyền thống là họa sĩ. Điều này thật sự là một sai lầm đang gặp phải của hầu hết các bậc cha mẹ Việt, không chỉ với trẻ nhỏ mà còn áp đặt cho cả những đứa trẻ lớn hơn.

Trở lại với câu chuyện tranh vẽ và nhạc cụ, mặc dù là 2 trường phái nghệ thuật nhưng lại mang những nét không tương đồng hoàn toàn. Chỉ khi trẻ phát huy đúng sở trường thì con mới có thể trở thành nhân tài khi lớn lên. Càng không có chuyện gia đình có truyền thống lâu đời trong ngành nghề nào thì con cháu sẽ phát triển trong lĩnh vực ấy. Vì khi sinh ra, dù có chung huyết thống nhưng chúng ta là những cá thể tách biệt, tách biệt cả về tình cảm, suy nghĩ và cả con đường, những hướng đi, dự định trong tương lai.

Đôi khi điều ba mẹ thích, chưa chắc là điều mà trẻ sẽ thích và chưa chắc gì điều đó sẽ tốt cho con trẻ khi con không được phát triển đúng như bản chất của mình. Không phải cứ làm cha mẹ là sẽ quyết định đúng trong mọi trường hợp. Ba mẹ nên cập nhật những hình thức giáo dục tiến bộ để tích lũy kinh nghiệp dạy trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những thông tin hữu ích khác dành cho trẻ mầm non ngay tại đây nhé!

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 841 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC