Ọc sữa và những điều ba mẹ cần biết

0
663

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ọc sữa và điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thấy con mình có biểu hiện ọc sữa, ba mẹ phải thật sự bình tĩnh và có kinh nghiệm để xử lý cho con. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho ba mẹ trong vấn đề này.

1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa

Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ. Vì dịch trong dạ dày là dịch acid, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào lên như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, lâu dần có thể gây viêm thực quản khiến trẻ sợ khi bú.

Bên cạnh đó, dịch trào lên miệng nhiều có thể khiến trẻ dễ bị hít phải và đưa vào phổi gây viêm phổi hít do dịch dạ dày. Đôi khi cơ thể trẻ bị tím do ọc sữa vì dịch acid dạ dày kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản và gây ức chế hô hấp khiến trẻ ngưng thở. Do đó trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi được điều trị tốt sẽ khỏi hoặc khi trẻ được ăn dặm với thức ăn đặc thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất.

Cần tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ thường xuyên ọc sữa

2. Cách phòng tránh và điều trị chứng ọc sữa cho con  

Sau khi cho trẻ bú xong cần bế đứng trẻ lên và vỗ lưng trẻ để trẻ được ợ hơi, mục đích giảm lượng hơi mà trẻ nuốt trong lúc bú vào trong dạ dày cũng dễ gây kích thích trẻ ói.

Khi cho trẻ nằm cần lưu ý kê cao đầu cho con, cũng như thân mình phía trên để tránh trào ngược, ọc sữa nếu trẻ bị ọc sữa thì nghiêng trẻ sang 1 bên ngay để không bị hít vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi ói vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, gây tắt nghẽn, khó thở, tím tái cho con.
 
Khi mẹ cho bé bú, nên để trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc ọc sữa. Hơn nữa, khi cho trẻ bú nên cho con ăn mặc rộng rãi chứ đừng bó sát cơ thể gây khó chịu, không thoải mái cho trẻ, cũng khiến trẻ dễ bị ọc sữa.
 
Ba mẹ sử dụng một số loại thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản như Motilium, Primperan, Omeprazol, Gel de Polysilen… theo hướng dẫn của bác sĩ khám và điều trị.
 
Trong 1 số trường hợp ọc sữa nặng nề quá gây viêm phổi thường xuyên hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì có thể phải can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa lại van giữa thực quản và dạ dày. Trường hợp nếu bé bị ọc sữa kéo dài, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Mong rằng những thông tin trên sẽ cung cấp thêm kiến thức chăm con cho ba mẹ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng nhằm khắc phục tình trạng ọc sữa cho con.

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 675 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC