Làm thế nào để tạo ra môi trường giao tiếp cho bé

0
1043

Ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi trẻ sẽ tập trung phát triển ngôn ngữ. Do đó mẹ cần tạo ra một môi trường giao tiếp để hỗ trợ bé phát triển tốt.  Vậy làm thế nào tạo ra môi trường giao tiếp cho bé

Tạo môi trường giao tiếp cho bé

Nửa sau của thời kỳ này là giai đoạn trẻ hoàn thiện khả năng bắt chước lời nói. Tròn 1 tuổi rưỡi, trẻ sẽ nói được khoảng 40 đến 50 từ, và khi lên hai tuổi, trẻ sẽ nói được khoảng 300 từ. Khả năng trẻ hiểu được những gì cha mẹ nói đương nhiên sê tiến bộ nhanh chóng, nhung đây chỉ là khả năng vay mượn từ lời nói của cha mẹ mà thôi. Cha mẹ phải cố gắng trò chuyện với con mỗi lúc ở cạnh con, khi thay đồ cho con, lúc ăn cơm và đi dạo cùng con. Khi cho con tắm bồn, cha mẹ hãy chỉ cho con tên gọi của càng nhiều bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, tai, tay, chân và đầu gối càng tốt.

Hãy tiếp tục cho con xem các loại sách ảnh mà con đã bắt đầu xem từ lúc 5, 6 tháng tuổi. Tạo riêng cho con một tủ sách và đặt những quyển sách đã mua lên đó. Hãy nhờ con lấy quyển sách con thích và đọc cho con nghe. Cha mẹ phải đọc đi đọc lại nhiều lần và không được tỏ ra chán những quyển sách cũ.

Đọc sách giúp bé phát triển ngôn ngữ và trí tuệ tốt

Cho trẻ xem nhiều sách trong thời kỳ này là bí quyết thúc đẩy sở thích đọc sách của trẻ. Ngoài ra, điều này còn đặc biệt phát triển trí tuệ của trẻ. Trong thời gian này, hãy cho trẻ nghe càng nhiều từ ngừ càng tốt, để khi đón sinh nhật hai tuổi, trẻ sẽ có vốn từ thật phong phú.

Những quan niệm về ngôn ngữ

Người ta thường có một nhầm lẫn lớn về ngôn ngữ của trẻ, tức là cách nghĩ để mặc cho trẻ tự do phát triển các khả năng, đặc biệt là ngôn ngữ, mà không cần người lớn chỉ dạy. Ví dụ, ngày nay tiếng La-tinh đã trờ thành “ngôn ngữ chết”, nên số lượng học giả có thể nói rành được thứ tiếng này là rất ít. Tuy nhiên, ngày xưa ở Roma, các nô lệ hay nông dân thất học đều nói tiếng La-tinh dễ dàng. Hơn nữa, các bé 2, 3 tuổi được sinh ra ở Roma càng dễ nói và hiểu được những câu khó.

Do đó, đã có những ý kiến cho rằng ngôn ngữ không phải là thứ có thể học và nhớ mà là thứ xuất phát từ bên trong con người. Từ quan niệm này đã xuất hiện những dòng suy nghĩ sai lầm rằng việc học ngôn ngữ không phải từ thấy cô dạy, mà ngôn ngữ là quá trình mang tính chất tự nhiên và được con người hoàn thiện trong tự nhiên. Nghĩa là không phải trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ từ việc nghe người khác nói mà trẻ đã học được một cách tự nhiên từ môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, trong khi trẻ em ở các nước phát triển và đang phát triển chỉ học được một chút từ vựng đơn giản thì những trẻ em sống trong “môi trường có văn hóa” đã học cách sử dụng chính xác rất nhiêu từ khó. Môi trường có văn hóa thực ra là một cách nói khác của môi trường có ngôn ngữ phong phú. Nếu vậy, quả thực khả năng ngôn ngữ của trẻ là dựa vào môi trường sống.

Quan điểm cho rằng “Chính vì ngôn ngữ được du nhập nhiều vào đầu óc trẻ, nên cũng sẽ xuất ra được nhiều” là quan điểm chúng ta cần hiểu rộng hơn. Nhà ngôn ngữ học Chomsky có nói: “Việc trẻ ghi nhớ từ ngữ cũng giống như việc người lớn học ngoại ngữ, không phải chỉ bằng trí nhớ. Những lời nói trẻ nghe thấy sẽ được đưa vào tiềm thức của trẻ, sau đó được phân tích như chức năng của một chiếc máy vi tính tiên tiến, tiếp theo được liên kết lại và cuối cùng được điều khiển xuất ra một cách tối ưu”.

Tóm lại: Mẹ phải biết rằng trẻ được thừa hưởng một năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ. Bởi lẽ, trẻ có thể để năng lực ý thức tiềm ẩn hoạt động gần 100% công suất, nên có thể hiểu tốt những từ khó, còn người lớn thì không. Người lớn đã bị mất đi năng lực ưu việt này và năng lực đó đã rơi vào trạng thái chỉ có thể dùng được dưới 5%. Do đó mẹ nên áp dụng những chia sẻ trên khi bé tròn 1 tuổi để có sự phát triển tốt nhất trí não cho bé. Chúc bé khỏe mạnh và thông minh.

Tham khảo sữa cho bé tại đây