Bé Trâm năn nỉ Na: – Cho tớ chơi búp bê với, tớ sẽ làm chị giữ em, chơi với em, cho em ăn, không để em khóc đâu, còn cậu thì làm mẹ, đi làm kiếm tiền nuôi em, nấu cơm cho em ăn… – Tớ không thích cho cậu chơi chung em bé với tớ… Năn nỉ mãi không được, Trâm nói lẫy: – Tớ không thèm em bé của cậu, tớ về nói mẹ đẻ em bé thiệt, biết khóc biết nói nữa. – Mẹ tớ nói là muốn có em bé phải lên chùa xin. – Không phải, mẹ tớ nói muốn có em bé phải vào bệnh viện. – Không đâu, mẹ tớ bảo tớ được con cò đem đến trước cửa nhà cho bố mẹ tớ mà, nếu không phải bà Phật cho thì cậu ở đâu ra chứ? – Mẹ bảo tớ ở trong bụng mẹ tớ chui ra. – Cậu to thế làm sao ở trong bụng mẹ được, rồi làm sao cậu ăn uống được? – Mẹ nói lúc mẹ mang tớ trong bụng, bụng mẹ to ơi là to, to thế này này – Bé Trâm lấy tay vẽ một vòng thật to trên bụng mình. Na cãi lại: – Không đúng, mẹ tớ bảo mấy người bụng bự đó là do ăn đồ bậy ngoài đường nên bị sình bụng đó. Trâm khóc: – Mẹ tớ không nói xạo, mẹ tớ nói thật, mẹ cậu mới nói xạo.
Tối hôm đó, trước khi đi ngủ Trâm kể lại việc tranh cãi với bạn Na về chuyện em bé được sinh ra ở đâu và hỏi xem ai là người nói đúng. Mẹ Trâm trả lời: – Con nói đúng, bố mẹ thương nhau và quyết định có con, con đã ở trong bụng mẹ và các bác sĩ đã giúp đưa con ra với ba mẹ. Con đã sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ, cái bệnh viện ở gần siêu thị Hà Nội mà bữa rồi mẹ con mình đi mua hàng đó, con nhớ không? Không nghe tiếng con trả lời, mẹ Trâm biết con đã tạm chấp nhận câu trả lời của mẹ và đã yên tâm chìm vào giấc ngủ. Vén tóc hôn con, mẹ Trâm biết rằng mình sẽ còn phải tiếp tục “đối đầu” với những câu hỏi “hóc búa” khác của con…
Lời khuyên Trẻ từ 3 tuổi trở lên hay đưa ra câu hỏi: “Con sinh ra ở đâu?”, “Làm sao em bé chui ra được?”… Chúng ta không cần giải thích quá tỉ mỉ, quá chi tiết về sự thụ thai với những từ như trứng, tinh trùng, tử cung… Nếu cứ giải thích như vậy đối với trẻ 5 – 6 tuổi, bạn chỉ làm cho trẻ càng chẳng hiểu gì. Cũng không nhất thiết phải trả lời con sinh ra ở rốn, bụng, ở nách hoặc từ người khác hay một đấng tối cao nào đó mang đến…
Nếu trả lời theo kiểu như vậy, bạn sẽ phải nghe thêm nhiều câu hỏi khác. Với câu hỏi này, mẹ của Trâm đã trả lời: “Con sinh ra tại bệnh viện Từ Dũ” là khá hợp lý. Trẻ em chỉ có thể hiểu những gì thật đơn giản và phải giải thích bằng giọng bình thường như giải thích bất kỳ vấn đề nào khác, tránh đừng khó chịu, nóng nảy, mắng át trẻ hoặc không rõ ràng càng làm trẻ tò mò hơn. Thực ra trẻ cũng đâu cần phải giải thích cặn kẽ, chúng còn cả con đường phía trước để nhận thức vấn đề phức tạp và tế nhị này.
Thai nhi 32 tuần tuổi máy như thế nào?
Khi thai nhi 33 tuần tuổi, chuẩn cân nặng và kích thước thai nhi cũng thay đổi nhiều hơn. Chiều dài cơ thể đã đạt tới 43,5cm và cân nặng khoảng 2kg, bé cũng đã cảm nhận rất rõ ràng rằng tử cung của mẹ đã chật chội hơn trước nên ít xoay người nhưng vẫn không ngừng máy tay chân mỗi giờ.Các mẹ bầu có thể cảm nhận rất rõ các hoạt động khi thai máy. Thậm chí các bác sĩ sản khoa còn dặn dò các mẹ thường xuyên để ý và đếm nhịp thai máy mỗi giờ. Mỗi cử động thai máy khiến các mẹ cảm nhận được sự kết nối giữa mẹ và em bé nhiều hơn. Các mẹ bầu có muốn tìm hiểu thêm về thai nhi 33 tuần tuổi không? đừng bỏ qua thông tin chi tiết về thai nhi tại 2mom.vn – website về hành trình mang thai của mẹ bầu
.