Có bao giờ ba mẹ tự đặt ra câu hỏi vì sao có những đứa bé lớn lên rất ngoan và thành công trong cuộc sống, nhưng 1 số khác thì lại không?. Câu trả lời nằm ở chính những bậc cha mẹ về cách nuôi dạy con trẻ cũng như nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực cho con.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy tham khảo bài viết sau đây được chia sẻ từ một trong số các trường mầm non quận Bình Thạnh đã khảo sát và đút kết lại từ các bậc phụ huynh đã thành công trong cách nuôi dạy các con của mình.
1. Bắt đầu dạy con làm những công việc nhà đơn giản
Mùa Hè sắp gõ cửa, cũng là lúc các con dù là độ tuổi mầm non hay các bậc học khác được nghỉ ngơi thư giãn. Lúc này, trẻ sẽ có nhiều thời gian gần gữi gia đình, ba mẹ hơn. Đây là thời điểm thích hợp để sẵn sàng cho việc đỡ đần cha mẹ các công việc nhà. Độ khó trong công việc cho con cũng sẽ tăng dần và đây cũng chính là giai đoạn ba mẹ giúp con hình thành những thói quen làm việc nhà và tự lập trong cuộc sống sau này của con khi lớn lên.
Điển hình câu chuyện của gia đình anh Cường tại tphcm, đã bắt đầu việc huấn luyện cơ bản cho con vào lúc bé 5 tuổi, họ giới thiệu với các con những công việc của buổi sáng và buổi tối. Trẻ làm việc vặt trong cả tuần, học cách thực hiện một việc thuần thục trước khi chuyển sang việc khác. Những cảm giác thành công bắt nguồn từ việc giữ vững những bước học tập nhỏ, hãy đảm bảo rằng ba yếu tố giáo dục (hành động, thời gian, thiết bị cần thiết và tiêu chuẩn) được đáp ứng, đưa ra nhiều cơ hội thực hành cũng như những lời khen cho trẻ. Việc thực hiện thường xuyên là yêu cầu bắt buộc và trẻ cần nếm trải hậu quả xảy ra theo quy luật tự nhiên hoặc theo logic nếu công việc đó không được hoàn thành. Việc kiểm tra thường xuyên và theo dõi của cha mẹ là cần thiết.
2. Nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực cho con
Vui vẻ, hạnh phúc, v.v… là một trong số những cảm xúc tích cực của con người, dù là trẻ con hay người lớn. Tuy nhiên, khi còn bé, ba mẹ nên dành thời gian tạo ra cảm giác thành công cho bé để bé có thể tự tin dám đương đầu với thử thách nhiều hơn trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc nuôi dưỡng cảm xúc thành công cho con, hãy cùng tìm hiểu câu chuyện của Dung, con trai cô là An và việc cho chú chó uống nước mỗi ngày. Trường hợp của con trai cô, An – cậu bé thường quên cho chú chó uống nước. Cho nên vào tối 1 hôm, mẹ của cậu đã không bỏ đá vào ly nước của An trong bữa ăn. An nhận ra cốc của cậu trống rỗng và đã nói “Ơ, mẹ, mẹ quên bỏ đá cho con,” cậu bé phàn nàn. Mẹ Dung nhẹ nhàng đáp lại: “Ô, mẹ nghĩ vì Bob (tên chú chó) không có nước uống thì với con thiếu một cốc nước trong bữa ăn cũng không quá quan trọng.” Không cần phải nói thêm, An nhanh chóng chạy ra cho con chó uống nước.
Sử dụng thời gian trước lúc ăn tối để nhắc nhở An tỏ ra rất hiệu quả, bởi vì An được huấn luyện cho chó uống nước hàng ngày và công việc đó thì chỉ tốn của cậu năm phút thôi. Trong khi An cho con chó uống nước thì cốc của cậu đã được bỏ đá và đổ đầy nước. Khi quay vào nhà, với công việc đã hoàn tất, cậu có ngay hai phần thưởng – một cảm giác được chấp nhận và cảm giác thành công. Đây chính là một kinh nghiệm đáng nhớ. Một đứa trẻ ít hợp tác hơn An có thể từ chối mang nước cho con chó ngay lúc đó. Nếu vậy, chỉ cần theo các bước thông qua một suy luận logic, để cậu ta ăn cơm mà không có nước uống. Để đạt được hiệu quả cao hơn, lúc đó hãy chọn một loại nước ngọt mà cậu ưa thích rồi rót cho mọi người, trừ cậu.
Khi gần tới sinh nhật lần thứ 12, trẻ sẽ trở nên tự lập hơn. Chúng đã trải qua cảm giác thành công khi học hỏi được nhiều kỹ năng mới, chúng đã làm việc theo những nguyên tắc cơ bản thông thường mà ít cần đến sự theo sát của cha mẹ hơn, chúng đã có được sự tự tin nhất định và sẵn sàng cho mùa tựu trường kế tiếp.
3. Cả nhà đều cùng nhau làm việc
Đôi khi những cảm xúc vui vẻ còn xuất phát từ những công việc rất đơn giản như cả nhà cùng nhau làm việc để tạo không khí và cũng nhằm giúp trẻ hiểu được mọi người trong gia đình ai cũng phải làm việc. Nhiều người đã thành công trong việc tạo ra một “gia đình lao động”, hơn là chỉ có cha mẹ lao động. Bạn có thể ngạc nhiên về cách mà bọn trẻ làm việc.
Ví dụ như khi Bình đi làm cả ngày, cô chuyển hầu hết công việc lau dọn nhà, dọn dẹp đồ đạc cho bọn trẻ và cô chỉ làm một chút những công việc lau dọn khó mỗi tối mà thôi. Một số gia đình chia nhỏ công việc, bao gồm việc nấu ăn, thành một danh sách theo số thành viên trong gia đình, và phân công lần lượt theo từng tuần. Việc này thành công là nhờ tất cả các thành viên đều có khả năng tương đương nhau – với tất cả các con đều từ 10 tuổi trở lên. Mai yêu cầu mỗi con đều phải dành ra một tiếng lau dọn nhà cửa vào thứ Bảy, bên cạnh việc phải dọn phòng riêng của chúng. Như vậy là đủ để giữ cho ngôi nhà sạch sẽ, và không ai phải gánh vác việc dọn dẹp nhà cả tuần. Con cũng học được những kỹ năng tự lập và có trách nhiệm hơn với tổ ấm chung của cả nhà.
Những gia đình có tinh thần hợp tác như vậy thường gần gũi nhau và phát triển một sự phụ thuộc lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình tốt hơn những gia đình chỉ xem công việc nhà là nhiệm vụ của mỗi người mẹ mà thôi.
Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy và chăm sóc con cái. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác ngay tại đây nhé!