Bạn đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, đan xen với niềm vui vì sắp được gặp con, bạn cũng nên nhớ hãy lưu ý chế độ dinh dưỡng trong khoảng thời gian này nhé.
Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng cho tháng thứ bảy
Các tác dụng phụ vào những tháng cuối cùng của thai kỳ có thể kể đến như là: ợ nóng, phù nề tay chân, táo bón, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Để ngăn ngừa những hiện tượng kể trên, bạn có thể làm theo những mẹo sau đây. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong một thời gian dài, lúc ăn cũng không nên ăn quá no. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn khoảng 3 tiếng đồng hồ một lần, không nên ăn thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước giúp hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai, cũng như giúp lọc các chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giải thoát một lượng muối natri hấp thụ vào cơ thể, bớt phù nề chân tay.
Những tháng cuối cùng không còn triệu chứng ốm nghén nữa, bạn có thoải mái bổ sung các loại thực phẩm đa dạng. Tuy nhiên, không nên quên bổ sung thêm 2 ly sữa bầu mỗi ngày giúp cung cấp canxi và sắt cho thai nhi. Nếu bạn vẫn chưa quen với việc uống sữa bầu, thì có thể chia nhỏ lượng sữa ra những vẫn phải đảm bảo đủ khoảng 250ml sữa hoặc 200g bột sữa (4 muỗng gạt).
Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ tám
Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận, trong 3 tháng cuối kỳ, bạn có thể quyết định đổi sữa và chọn lựa loại sữa nào chứa hàm lượng dưỡng chất này nhiều hơn để giúp phát triển trí não của trẻ.
Trong khi chờ đợi khoảng khắc kỳ diệu, bầu trong tháng này nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nạp omega-3 và các vitamin bổ sung khác.
Chế độ dinh dưỡng tháng cuối cùng
Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn với việc chuẩn bị “đạo cụ lên đường tác chiến” nên lơ là việc ăn uống tất nhiên hoàn toàn có thể xảy ra. Đến gần cuối tháng thứ chín, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.
Trong tháng này, chế độ dinh dưỡng của bạn sẽ không có gì thay đổi nhiều, vẫn chia nhỏ các bữa ăn ra, uống nhiều nước để ngăn chứng phù nề, cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh việc tăng cân quá nhiều đi đứng nặng nề. Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón. Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
Uống đều đặn 2 ly sữa mỗi ngày để cung cấp sắt ngăn ngừa thiếu máu, chuẩn bị canxi cho nguồn sữa mẹ dinh dưỡng, omega-3 giúp trẻ phát triển trí não cho trẻ.
Trong thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng này, mẹ nên bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh để có được nguồn sữa mẹ tốt nhất cho bé yêu nhé.