Vì sao nên mát xa chân cho bé?

0
724

Bạn có biết, trên mỗi ngón chân của con người bao gồm cả người lớn và trẻ em, có tới 72 nghìn đuôi dây thần kinh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc mát-xa chân có tác động rất tốt tới tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, giúp bé ngủ ngon và giảm nôn trớ.

Hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp mát xa này ở trẻ nhé!

1. Mát xa mang lại lợi ích gì cho bé?

– Khi ba mẹ mát xa đúng kỹ thuật sẽ giúp bé tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu. Ngoài ra, mát xa chân khi bé khó chịu, bé bị ốm (đau bụng, đau răng, cảm sốt, táo bón, nôn trớ…) giúp bé xoa dịu cơn đau và làm bé dễ chịu hơn.

– Mát xa chân sẽ giúp bé dễ buồn ngủ hơn sau khi quấy khóc, mệt mỏi vì nôn trớ…  bé sẽ cảm thấy thư giãn, bình tĩnh và thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.

– Mát xa chân còn là liệu pháp tuyệt vời làm tăng tình cảm gắn bó, liên kết giữa bé và bố mẹ.

2. Nên bắt đầu mát xa cho bé như thế nào?

Bố mẹ có thể bắt đầu áp dụng phương pháp mát-xa chân cho bé ngay khi bé ở trong giai đoạn sơ sinh và mát-xa hàng ngày cho bé. Nếu bé tỏ thái độ khó chịu, bạn không nên cố tiến hành mà nên hoãn lại ngay để dành vào thời điểm khác, còn khi bạn vuốt ve nhẹ nhàng lên cơ thể mà bé gật gù tán đồng, cưới thích chí thì bạn có thể giúp bé thư giãn ngay từ khi còn bé.

mát xa giúp chống nôn trớ cho trẻ

3. Các bước chuẩn bị khi mát xa cho con

– Làm ấm bàn tay của mình bằng cách chà xát hay tay lại với nhau trước khi chạm vào chân bé, để tránh bé bị giật mình.

– Bởi vì chân của trẻ sơ sinh rất mềm mại và nhạy cảm, cũng không mát-xa cho bé quá mạnh mà phải thật nhẹ nhàng. Đặc biệt là khi trẻ đang bị ốm, bố mẹ lại càng phải thận trọng hơn vì những điểm huyệt của bé càng nhạy cảm hơn bao giờ hết.

– Một lần mát-xa cho người lớn có thể phải mất 40 phút đến một tiếng đồng hồ nhưng với các em bé sơ sinh, mát xa chỉ cần vài phút là đủ. Mẹ cũng nên để ý dấu hiệu của con, nếu đang mát-xa mà bé co chân lại tức là bé đã được mát xa đủ. Một lần mát-xa cho bé có thể chỉ trong 5 phút.

4. Các động tác mát xa cho bé

– Mát xa để dỗ dành bé khi bị đau bụng:

Đặt một bàn tay của bạn dưới bàn chân của bé và để chân bé thả lỏng trong bàn tay của bạn. Đặt ngón tay cái của bàn tay kia tại gan bàn chân của bé. Dùng ngón cái nhấn nhẹ nhàng và trượt dọc khu vực của ngón chân cái. Thả ngón tay cái ra và làm lặp lại.

– Mát xa vỗ về bé vừa nôn trớ xong và đang mệt mỏi, khó ngủ, quấy khóc:

Như phương pháp đầu tiên, đặt bàn chân của bé trong lòng bàn tay của bạn và đặt ngón cái của tay bên kia lên đầu ngón chân của bé. Nhẹ nhàng dùng ngón cái đó ấn và vẽ một đường lượn sóng dọc từ ngón chân đến gót chân của bé.

– Mát xa để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn:

Giữ chân bé như hai phương pháp trên, dùng tay kia để ôm chân bé bằng cách để ngón cái đặt ở gan bàn chân, 4 ngón còn lại đặt lên trên mu bàn chân. Dùng tay xoa và bấm gan bàn chân bé theo hình xoáy ốc và theo hướng ngược kim đồng hồ.

Mong rằng với những chia sẻ trên, ba mẹ đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây cách chống nôn trớ cho trẻ. 

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 2054 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC