Trẻ nhỏ còn quá ngây thơ để có thể lường trước được những nguy hiểm xung quanh mình. Cha mẹ cũng không thể ở bên trẻ 24/24h để bảo vệ cho trẻ an toàn được. Đó chính là lý do mà việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non nhận biết mối nguy hiểm xung quanh là việc quan trọng mà các bậc cha mẹ cần dạy bé ngay từ nhỏ.
1. Kỹ năng tự giữ an toàn
Trẻ thường rất ưa vui chơi chạy nhảy để khám phá thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, đây cũng là lúc mà bé dễ gặp phải các mối nguy hiểm nhất. Kỹ năng tự giữ an toàn lúc này sẽ giúp cho trẻ khả năng nhận biết được và tránh xa những mối nguy hiểm đang đe dọa các bé và có khả năng xử lý trong những tình huống bất lợi cho bản thân của mấy bé.
Nhờ kỹ năng sống mầm non tự giữ an toàn, trẻ sẽ phân biệt được những mối nguy hiểm từ những vật dụng quen thuộc hàng ngày xung quanh bé, những trò chơi mà bé vẫn thường hay chơi, những tình huống thường gặp, giúp bé nhận ra được những nơi bé có thể sẽ gặp nguy hiểm. Đồng thời cũng giúp bé hình thành lên kỹ năng tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình khi mà không có người lớn bên cạnh.
Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này bạn cần phải trang bị cho trẻ rèn luyện một cách bài bản và có hệ thống. Đưa ra cho trẻ những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết và tránh xa những tình huống gây nguy hiểm đó và có kỹ năng tự giải quyết trong các tình huống nguy hiểm đó để bảo đảm cho bản thân trẻ được an toàn.
2. Tạo ra các tình huống giả định
Để giúp trẻ có thể nhận biết được các mối nguy hiểm xung quanh, bạn cần phải tạo ra các tình huống giả định để dạy bé xử lý vấn đề. Ví dụ để dạy bé cách giải quyết vấn đề khi gặp người lạ, bạn có thể đóng vai người lạ và hỏi bé những câu hỏi mang tính chất dụ dỗ bé đi chơi cùng với mình giúp trẻ dễ dàng hiểu ra vấn đề. Đồng thời đưa ra cho trẻ hướng giải quyết là phải báo ngay việc đó đối với cha mẹ hoặc những người thân có mặt trong nhà lúc đó chứ không được tự ý quyết định đi theo người lạ.
>>> Xem thêm: Trường mầm non quốc tế tại tphcm có phải lựa chọn tốt cho bé?
3. Nhận biết những nơi an toàn và những người đáng tin cậy
Bạn cần dạy trẻ cách nhận biết về những nơi an toàn mà trẻ có thể tìm đến khi gặp nguy hiểm và nhận ra những loại đồng phục của công an, bảo vệ để bé có thể dễ dàng nhận biết và tìm đến họ để yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết. Đây là một trong những kỹ năng sống mầm non cực kỳ cần thiết bạn cần phải dạy cho trẻ. Giúp trẻ đề phòng được những tình huống cấp bách khi mà trẻ đang ở ngoài đường và có một mình.
4. Ghi nhớ thông tin cá nhân của cha mẹ
Việc dạy trẻ ghi nhớ thông tin cá nhân của cha mẹ giúp trẻ có thể dễ dàng cung cấp thông tin cho các chú công an, bảo vệ khi cần đến sự giúp đỡ của họ. Đồng thời việc ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ cũng giúp các bé dễ dàng liên lạc với bạn ngay khi cần thiết.
5. Dạy trẻ nhận biết về thân thể của mình
Nhiều kẻ xấu lợi dụng việc trẻ em thiếu hiểu biết về cơ thể nên có hành vi lợi dụng và xâm hại tới các bé. Chính vì vậy, để bảo vệ con cái của mình được an toàn, bạn cần phải dạy bé về những nơi trên cơ thể mà bé không được cho người lạ động vào. Đồng thời dạy trẻ cần phải báo ngay cho cha mẹ khi có người động chạm vào những nơi đó.
6. Dạy trẻ hét lên khi cần sự giúp đỡ
Trong một vài trường hợp mặc dù trẻ đã có hành động từ chối lời mời đi chơi của người lạ nhưng trẻ vẫn bị dẫn đi, thì cha mẹ cần phải dạy trẻ cách hét lên những câu như thế nào để yêu cầu sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nhờ vậy bé sẽ dễ dàng gây được sự chú ý từ những người xung quanh và sẽ nhận được sự giúp đỡ can thiệp từ họ.
7. Mật khẩu giữa cha mẹ và con
Cha mẹ nên tạo ra cho mình và con mật khẩu riêng để giúp trẻ nhận biết được những đối tượng được cha mẹ tin tưởng giao cho việc dẫn bé đi. Trong một số trường hợp khi mà cha mẹ quá bận rộn với công việc của mình, cha mẹ có thể nhờ người tới đón bé, tuy nhiên cần nói cho họ biết mật khẩu cá nhân mà cha mẹ đã giao ước với con mình để bé có thể biết được việc mình có nên tin tưởng và đi theo người đó không.
Cha mẹ cũng có thể yêu cầu bé nên nhờ giáo viên gọi về cho cha mẹ và hỏi để xác nhận thông tin về người mà cha mẹ nhờ tới đón bé.
8. Luyện tập thường xuyên
Các bậc cha mẹ sau khi dạy cho con những kỹ năng sống mầm non này cũng nên thường xuyên dành thời gian luyện tập lại với bé để giúp bé nhớ rõ và dễ dàng ứng phó hơn với những tình huống đặc biệt xảy ra một cách bất ngờ.
Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm các kỹ năng sống mầm non giúp trẻ tự lập.