Bệnh Phong đòn gánh (uốn ván) ở trẻ

0
935

 

Vi trùng thứ dữ

Vi trùng phong đòn gánh là vi trùng thứ dữ, không giỡn chơi với nó được. Đó là những con vi trùng hình que, có lông, di động và tạo thành những “bào tử”. Các bào tử này có thể sống nhiều năm ở nơi thích hợp. Nấu sôi 100 °C chẳng ăn thua gì nó! Các loại thuốc khử trùng thông thường cũng đầu hàng nó luôn! Vì thế mà các dụng cụ cắt rún luộc sơ sài không đủ sức khử vi trùng phong đòn gánh. Vi trùng phong đòn gánh có nhiều trong bụi, đất, trong phân người và phân ngựa, heo… Vì thế mà ở nhà quê dễ bị phong đòn gánh hơn ở thành phố. Ta vẫn tưởng vi trùng có nhiều ở cây đinh sét là lầm. Các nông cụ dính bùn đất, phân thú, chứa nhiều vi trùng phong đòn gánh hơn. Điều quan trọng là chính các vết thương nhỏ mới đáng sợ như đã nói trên. Vi trùng sống ở những chỗ thịt

hư thối, tiết ra một thứ độc tố tấn công hệ thần kinh, làm co rút các bắp thịt ở hàm, ở lưng… làm người bệnh bị cứng hàm, cong ngược xương sống như cây đòn gánh, do đó có cái tên là bệnh phong đòn gánh.

 

Triệu chứng đầu tiên: cứng hàm

Một bé sơ sinh vào khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 15, bỗng nhiên bỏ bú – nói đúng ra là không bú được nữa vì cứng hàm – phải nghĩ ngay đến bệnh phong đòn gánh. Lúc đó bắp thịt ở hàm co rút lại, bé không há miệng ra được nữa. Nếu ta lấy tay ấn trên cằm dưới của bé, tìm cách kéo cằm bé ra, sẽ thấy khó khăn. Miệng bé chum chúm lại không bình thường. Điều cần chú ý là bé vẫn tỉnh táo. Có thể nóng cao độ, có thể làm kinh, cổ cứng… Mỗi khi bị đụng chạm vào người là co rúm lại. Dĩ nhiên chỉ có bác sĩ khám nghiệm mới định bệnh chính xác được. Chúng ta chỉ cần nhớ một điều là một bé sơ sinh đột nhiên không bú được nữa là phải mang đến bác sĩ ngay vì đó là triệu chứng đầu tiên của bệnh phong đòn gánh, nhất lại là bé sinh tại nhà hay đẻ rớt.

Ở trẻ lớn hơn – và ở người lớn – triệu chứng cũng gần giống như thế. Thời kỳ tiềm ẩn của bệnh từ 5 ngày đến 5 tuần lễ. Do đó, khi bệnh xuất hiện thì vết thương đã lành từ bao giờ, không ai còn nhớ có vết thương nữa! Bệnh phát khởi cũng bằng triệu chứng cứng hàm, miệng nhe như cười mà không phải cười, khó nuốt. Sau đó các bắp thịt ở cổ, ở họng, bị co rút đau đớn từng cơn khiến bệnh nhân bị giựt cong ngược. Nhiệt độ lên cao, nhưng vẫn tỉnh táo.

Khi có tiếng động mạnh, có sự va chạm vào người là bệnh nhân co giựt, làm kinh ngay. Vì thế mà phải để bệnh nhân trong một phòng tối, yên tĩnh, tránh mọi động chạm.

 

Điều trị khó khăn

Gặp trường hợp đó phải mang đến bệnh viện gấp. Bệnh viện lớn mới có đủ phương tiện. Thuốc chữa là loại huyết thanh chống độc tố vi trùng phong đòn gánh, thuốc kháng sinh, thuốc an thần chống co giựt, có khi phải mở khí quản, và quan trọng nhất là vấn đề săn sóc, điều dưỡng. Không thể nào chữa phong đòn gánh tại nhà hay tại phòng khám. Chỉ ở bệnh viện mới có đủ phương tiện chữa trị. Chạy thầy phong, cắt, lể mất thì giờ vô ích. Dù vậy, tỉ lệ tử vong cũng còn quá cao, nhất là ở trẻ em.

 

Chích ngừa vẫn hơn

Bé phải được chích ngừa từ lúc 1 tháng tuổi. Chích riêng hoặc chung với thuốc ngừa bạch hầu, ho gà (D.T.C). Chích làm 3 kỳ, cách nhau từ 3 tuần đến 1 tháng. Một năm sau chích lại một lần nữa. Như vậy khi bé bị một vết thương, nếu bé đã được chích ngừa đàng hoàng thì ta không phải lo sợ gì nữa. Nếu bé chích lần sau cùng đã quá lâu, trên 10 năm, thì cho chích ngừa một mũi “nhắc nhở” là đủ. Trường hợp bé chưa chích ngừa bao giờ cả thì vấn đề rắc rối hơn. Một mặt cho chích một mũi huyết thanh, chống cự tạm thời với độc tố vi trùng – một mặt chích ngừa phong đòn gánh như phương pháp chích ngừa thông thường, nghĩa là cũng làm 3 mũi.

Ta thường có thói quen khi bị một vết thương thì mua ngay một ống SAT (huyết thanh chống độc tố vi trùng phong đòn gánh) chích… ngừa phong đòn gánh “cho chắc ăn”. Việc làm này vô ích, không ăn thua gì cả nếu gặp vết thương có

vi trùng phong đòn gánh thực. Nhiều khi còn gây phản ứng nguy hiểm: bị nổi mề đay, ngứa ngáy dữ dội, có khi bị sốc phản vệ. Vì thế chích SAT phải rất thận trọng, chích làm nhiều lần và lần thứ nhất chích rất ít để thử xem cơ thể phản ứng ra sao, và còn phải đồng thời chủng ngừa nếu chưa được chủng ngừa.

Tóm lại, khi bị một vết thương dù rất nhỏ, cũng phải rửa sạch cho hết bụi, đất, băng lại, và nghĩ đến chuyện đề phòng phong đòn gánh.

Nếu bé đã được chích đúng cách và mới chích thì không cần chích ngừa thêm gì cả.

Nếu bé đã chích ngừa đúng cách nhưng đã quá lâu, sẽ được bác sĩ chích một mũi “nhắc nhở” là đủ, không cần chích SAT.

Nếu bé chưa chích ngừa hoặc chích không đủ thì cho chích SAT đồng thời cho chủng ngừa luôn. Cách chích SAT phức tạp, hay gây phản ứng, không nên tự mua chích một mình.

Hiện nay, để tránh phong đòn gánh rún (uốn ván rún), người ta chích cho bà mẹ trong lúc mang thai. Nên theo đúng lịch chích ngừa của y tế.

 

Previous articleHello world!
Next articleBig Party
Leo Nguyen là một trong những Nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất tại TPHCM. NAG Leo Nguyen đa bắt đầu sự nghiệp vào năm 2012 và đã có những thành công vượt bậc. Hiện nay, Leo Nguyen đang sở hữu một Stuido chụp ảnh Film được nhiều người nổi tiếng tìm đến.

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 1963 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC