Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng thời gian từ 6 tuần tới 4 tháng là giai đoạn phát triển nhảy vọt của trẻ sơ sinh. Bài viết này sẽ giúp các bà mẹ có con nhỏ cập nhật thêm kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn trong giai đoạn này.
1. Vấn đề ăn uống
Giai đoạn này, rất nhiều vấn đề ăn uống ban đầu đã được giải quyết. Con có thể đã sinh hoạt nhất quán hơn, ăn và ngủ tốt hơn – tất nhiên là trừ khi con bị các vấn đề về tiêu hóa hoặc quá nhạy cảm với môi trường xung quanh. Trong trường hợp này hi vọng cha mẹ đã học được cách chấp nhận tính khí của con cũng như nhận biết tốt các tín hiệu con đưa ra. Mẹ hẳn đã biết cách tốt nhất để cho con ăn và cách giúp con thoải mái, dễ chịu sau khi ăn.
2. Giấc ngủ
Bắt đầu từ tuần thứ 8 trở đi, trẻ đều ngủ ít nhất 5 tiếng và với những trẻ đã bắt đầu ngủ giấc liên tục dài hơn việc tỉnh giấc vào ban đêm thường là do phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh – giai đoạn thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày.
Có 2 trường hợp thường xảy ra trong giai đoạn này:
– Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, chiếm cả thời gian ngủ vào ban đêm nhưng cân nặng vẫn bình thường hoặc thậm chí nặng hơn.
– Ban ngày trẻ không ngủ quá nhiều nhưng ban đêm vẫn không thể ngủ liên tục 3 – 4 tiếng, đây có thể là biểu hiện của việc mẹ cung cấp không đủ thức ăn cho bé, bé cần ăn no để dễ ngủ hơn.
Trong tình huống thứ hai, với trẻ đã từng ngủ liền mạch được 5 hoặc 6 tiếng nhưng giờ lại bắt đầu tỉnh giấc vào các giờ khác nhau, thường thì điều đó có nghĩa là con đang trong giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh.
Phát triển nhảy vọt diễn ra lần đầu tiên trong khoảng giữa tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, và sau đó cứ khoảng một tháng hoặc 6 tuần lại xảy ra một lần. Lần phát triển nhảy vọt trong khoảng giữa 5 hoặc 6 tháng thường là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc con cần ăn dặm.
3. Một số lưu ý
Với những trẻ nặng cân hơn, thời kỳ phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh có thể xảy ra sớm hơn. Nên mẹ đừng hoang mang khi thấy con mình bú nhiều hơn những bé khác.
Một số trường hợp con ngậm sai ti, khiến sữa tiết ra nhiều nhưng thực chất chẳng chảy vào miệng con, khiến con không đủ lượng sữa nên dễ đói và thức giấc vào ban đêm. Nếu không chú ý vấn đề này, các mẹ có thể nhầm lẫn với việc con đang trong giai đoạn phát triển nên bú nhiều và hay thức giấc.
Mong rằng những kiến thức cơ bản này sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm nuôi con, nhất là khi bé trong giai đoạn sơ sinh. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây một số loại sữa tốt cho sức khỏe của các bé nhà mình để kết hợp thêm vào những bữa ăn, giúp trẻ no bụng và ngủ ngon hơn.