Mẹ nên làm gì để phòng chống trào ngược dạ dày thực quản cho con?

0
793

Hiện tượng trẻ nhỏ bị ọc sữa hoặc nôn trớ ngay sau khi ăn có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, mẹ đừng chủ quan khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào đấy nhé.

Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường có hơi thở khò khè, nhẹ thì có tình trạng biếng ăn, nhưng các trường hợp nặng thì có thể gây ra viêm phổi. Nguyên nhân là do dạ dày của đứa trẻ vẫn còn yếu, kết hợp với việc người mẹ thường đặt đứa trẻ nằm ngửa khi cho ăn chính là “thủ phạm” khiến cho con dễ bị trớ sữa ra ngoài.

mẹ nên làm gì để phòng chống trào ngược dạ dày thực quản cho con

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Dạ dày là nơi nhận thức ăn và từ đó chuyển hoá thành năng lượng phân tán cho toàn bộ cơ thể. Do đó, chứng trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, hệ tiêu hóa và khả năng co bóp của dạ dày trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về lâu dài. Điều này rất nguy hiểm!

Hậu quả của chứng trào ngược dạ dày

Trẻ em bị suy dinh dưỡng

Việc đứa trẻ thường xuyên nôn sữa sẽ khiến cho cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của con. Cơ thể chậm phát triển – điều đó còn có nghĩa là sức đề kháng của bé cũng sẽ không tốt.

Dạ dày sẽ hoạt động kém

Việc bị nôn trớ, ọc sữa dĩ nhiên sẽ có tác hại cho cơ chế hoạt động của dạ dày, nghĩa là sự co bóp, tiêu hóa của dạ dày sẽ ngày một khó khăn hơn.

Ngoài ra, việc trào ngược dạ dày cũng có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng khác như bại não, viêm dạ dày, nhiễm trùng… mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Mẹ nên làm gì để phòng chống trào ngược dạ dày thực quản cho con?

Thức ăn cho trẻ sơ sinh nên được chế biến đặc hơn

Để giảm bớt tình trạng sữa hoặc bột trào ngược ra ngoài, mẹ nên thêm khoảng một thìa cà phê bột gạo vào một bình sữa có dung tích khoảng 120ml.

Ngoài ra, nếu liên tục ép con dùng hết lượng sữa lớn như vậy trong một lần ăn, điều đó sẽ khiến cho dạ dày của bé bị căng và gây trào ngược. Do đó, lượng sữa cần thiết hàng ngày nên được chia thành 3-4 cử ăn để giảm bớt tình trạng “quá tải” cho dạ dày.

Cho con bú đúng cách

Hãy bắt đầu cho con bú sữa bằng ngực trái trước, sau đó mới chuyển sang bên còn lại, việc luân phiên thay đổi như vậy sẽ khiến thức ăn dễ dàng đi xuống dạ dày mà không cần phải lo lắng về sự trào ngược nữa.

Những gì cần lưu ý khi cho bé bú bình

Trong trường hợp cho con bú bình, mẹ nên đặt bình sữa hơi dốc cao lên để giúp sữa dễ dàng đi vào miệng bé mà không tràn ra ngoài. Khi con đã no, đừng vội vàng đặt bé nằm xuống mà hãy giữ trẻ trên vai mình trong 15-20 phút để sữa xuống dạ dày hoàn toàn. Kết quả là, bé sơ sinh sẽ không bị sặc hoặc nôn ra sữa nữa.

Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ cũng như tránh được những hậu quả không may của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ hãy chú ý trong quá trình chăm sóc con hàng ngày nhé.