Các giai đoạn phát triển của thai nhi

0
2022

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sự phát triển của thai nhi là mối quan tâm chung của hầu hết các mẹ, nhất là những người mới “lên chức” lần đầu tiên. Tháng này bé cưng có sự phát triển nào vượt bậc? Kích thước, cân nặng của thai nhi thay đổi như thế nào? Việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn mang đến nhiều hào hứng và niềm vui cho mẹ bầu, nhất là với những mẹ lần đầu tiên chào đón bé cưng. Những thông tin thú vị về em bé trong bụng mẹ sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Những biến đổi ở thai nhi ở ngày 59

Bắt đầu từ tuần này, thai nhi sẽ dần thành hình em bé. Kích thước tăng rất nhanh, đã dài 22-30mm. Đuôi đã biến mất. Phần đầu vẫn rất to, lưng hơi cong, nhưng trông khá giống hình em bé.

Mí mắt rõ hơn tuần trước, mũi và hai lỗ mũi cũng thấy rõ hơn. Tứ chi phát triển rất nhanh, không còn giống chồi mới nhú nữa. Ngón tay và ngón chân đã thành hình. Xương đã bắt đầu canxi hóa. Da vẫn rất mỏng manh, có thể nhìn thấu mạch máu và nội tạng giống như nhìn qua một lớp thủy tinh vậy.

Tất cả các cơ quan, cơ bắp, thần kinh đã bắt đầu đi vào hoạt động. Đường ruột trước đây ở ngoài giờ bắt đầu chuyển vào trong khoang bụng đang dần tăng thể tích. Thận cũng đang phát triển, có thể thực hiện bài tiết nhỏ.

Giai đoạn phát triển thai nhi

Nhắc nhở tuần này

Tuyến sữa phát triển hơn, ngực bạn sẽ nở ra và hơi đau, thi thoảng núm vú tiết sữa non màu vàng nhạt. Bạn phải chú ý giữ vệ sinh bầu vú.

Những thay đổi ở thai nhi ở ngày 64

Chỉ mới 10 tuần tuổi, thai nhi đã có chiều dài 30-42mm, nặng 5-10gam. Ngũ quan đã hiện ra rõ ràng, võng mạc đã có màu. Bề mặt lưỡi đã hình thành 20 nụ vị giác, có tác dụng phân biệt mùi vị. Tai trong đã hoàn thiện, đang chờ tai ngoài hình thành để có thể nghe ngóng những âm thanh bên ngoài. Tay và chân cũng dài hơn một chút, ngón tay ngón chân đã chia tách rõ ràng, chỉ thiếu lớp bảo vệ là móng tay móng chân.

Các cơ quan nội tạng vừa làm nhiệm vụ vừa không ngừng hoàn thiện. Dạ dày đã có thể tiết ra một chút dịch vị, gan bắt đầu tạo tế bào máu. Đường ruột “chuyển” vào khoang bụng, thận di chuyển lên bụng trên nhường chỗ cho ruột. Bộ phận sinh dục đã hình thành nhưng phát triển chậm hơn nên chưa thể xác định giới tính, 2 tháng nữa sẽ rõ ràng hơn. Tim đã phát triển hoàn thiện, mỗi phút có thể đập 140 nhịp.

Giai đoan phát triển thai nhi

Nhắc nhở tuần này

1. Chuẩn bị đi bệnh viện đăng kí lập hồ sơ đồng thời khám thai lần đầu. Bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi, phái kiện những dấu kiệu bất thường như chứa ngoài tứ cung chứa trứng…

2 Ba tháng đầu là thời kì phát triển quan trọng của não bộ bạn nên ăn thêm thực phẩm chứa nhiều DHA và acid béo không no có lợi cho đại não như cá, quả hạch.

Những biến đổi của thai nhi ở ngày 71

Tuần này, thai nhi đã dài khoảng 45-63mm, nặng khoảng 8-14gam, kích cỡ bằng nắm tay của bạn.

Lúc này, phần đầu thai nhi vẫn rất to, chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể. Tóc đã bắt đầu nhú, đây là những sợi tóc máu của em bé sau này. Mống mắt (phần màu đen ở mắt) bắt đầu phát triển, nó giữ vai trò điều tiết kích thước đồng tử.

Các tế bào xương phát triển rất nhanh, tứ chi đã dài ra rất nhiều, đã có thể nhìn thấy mờ mờ xương sống chạy dọc sống lưng, tủy sống đang dần dần hình thành. Các cơ quan duy trì sự sống như gan, thận, não, ruột và cơ quan hô hấp đã cơ bản hình thành. Nhau thai và dây rốn tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi ra đời.

Lúc này, thai nhi không muốn nằm yên nữa mà thích vận động trong túi nước ối ấm áp, hai chân liên tục quẫy đạp, xoay chuyển trong bụng mẹ.

Nhắc nhở tuần này

Đây là thời kỳ thai nhi phát triển toàn diện, bạn hãy chú ý cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như protein, các vitamin, canxi, sắt.

Lúc này bụng bạn đã lộ rõ, nhớ chú ý bảo vệ phần bụng, không được để va chạm gây tổn thương. Bạn nên đi giày đế bệt cho thoải mái và mặc quần áo thóch hợp cho bà bầu

Những thay đổi ở thai nhi ở ngày 78

Hết tuần này là kết thúc giai đoạn đầu thai kì. Thai nhi lúc này tuy chỉ dài 65-80mm, nhưng sẽ lớn rất nhanh.

Thai nhi trông đã xinh xắn hơn, giống hình dáng một em bé hơn, nhưng vẫn là một “em bé đầu to” với phần đầu chiếm tỉ lệ lớn so với toàn thân, tình trạng này còn kéo dài một thời gian nữa. Hai mắt lúc này đã có sự thay đổi, khoảng cách giữa hai mắt gần hơn. Tứ chi phát triển rõ rệt, móng tay móng chân dần hình thành.

Các cơ quan nội tạng bắt đấu làm việc tích cực hơn. Gan tiết ra mật, thận tiết nước tiểu vào bàng quang để bài tiết ra túi nước ối… Cơ bắp cũng dần xuất hiện, thai nhi vận động nhiều hơn như nắm tay, co chân đá, chau mày, há miệng. Hết tuần này, đại não chính thức bắt đầu truyền tin đi khắp các cơ quan.

Qúa trình phát triển thai nhi

Nhắc nhở tuần này

1. Bạn phải đến bệnh viện, xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra gan thận…

2. Bụng bạn to hơn, rồi sắc tố da sẫm hơn, nếu không chú ý chăm soc sẽ xuất hiện vết rạn ở bụng. Từ bây giờ nên chứ ý tích cực phòng tránh vết rạn da, bụng (tham khảo nội dung ngày thứ 81).

Trong giai đoạn hình thành thai nhi, các mẹ bỉm sữa cũng đừng quên ăn uống đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng cho bé để thai nhi khỏe mạnh, sinh con thuận lợi nhé. Và tất nhiên sữa là thành phần không thể thiếu cho các bà mẹ trong quá trình này. Một gợi ý cho mẹ chính là sữa bầu Optimum Mama Gold của Vinamilk với hương vị Vani thơm ngon, thay thế bữa ăn phụ, bổ sung DHA, Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh.

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 749 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC