Bạn dạy con đúng cách chưa?

0
623

 

Tôi cho rằng, phần lớn các bậc cha mẹ cực chẳng đã mới phải la rầy, khiển trách và kỷ luật con cái; chẳng qua cũng là vì chúng ta mong muốn điều tốt nhất cho con nên lo sợ chúng “đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”. Nhưng đôi khi chúng ta quá nóng vội mà lao ngay vào giải pháp, không bỏ thời gian tìm ra lý do sâu xa ẩn sau hành vi của trẻ và giúp chúng tự giải quyết vấn đề của mình. Hãy tưởng tượng con bạn làm vỡ bể cá trong nhà, bạn tức giận mắng con là “hậu đậu”, “vô dụng” mà không để cho nó kịp phân bua rằng, vì muốn giúp mẹ làm sạch hồ cá mà nó lỡ tay làm vỡ. Khi một đứa trẻ mắc lỗi thì chúng ta đừng dừng lại ở hậu quả bên ngoài, vì điều đó không giúp ta giải quyết được tận gốc vấn đề.

Đôi khi việc la mắng và kỷ luật hàm hồ kiểu ấy chỉ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Cũng giống với hiện tượng một đứa trẻ bị sốt. Sốt cao thường là biểu hiện của một căn bệnh nào khác như viêm phổi, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, nhiễm trùng v.v. chứ bản thân việc sốt cao không phải là bệnh. Cho trẻ uống paracetamol chỉ làm trẻ hạ sốt được một lúc chứ không chữa được căn bệnh thật sự kia. Cần phải có bác sĩ khám, xét nghiệm, kê ra những loại thuốc đặc trị mới có thể làm cho trẻ lành bệnh. Với việc điều chỉnh hành vi của trẻ cũng vậy, cần phải tìm ra nguyên nhân sâu xa và nếu phát hiện đó là một nhu cầu thật sự, một ý định tốt đẹp thì ta nên trân trọng nó. Chúng ta hãy quay trở lại với những tình huống trên để lý giải nguyên nhân sâu xa cho những hành vi bất thường ở trẻ.

 

Bây giờ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và giải quyết tận gốc rễ vấn đề trong hành vi sai trái của con trẻ. Và nguyên nhân sâu xa ấy thường liên quan đến một lợi ích khác mà khi nhìn bên ngoài, chúng ta không thể thấy được. Khi một người quyết định làm một việc gì đó dường như có hại cho bản thân, thì chắc hẳn ở một khía cạnh nào khác, việc làm ấy phải mang lại cho họ một lợi ích nào đó. Chúng ta có thể gọi đó là lợi ích sâu xa.

Câu chuyện của Amanda

Sự ám ảnh về hình thức bên ngoài của Amanda có thể là doVí dụ, một đứa trẻ cố ý gây ra những rắc rối như chọc ghẹo bạn bè ở trường hay phá phách ở nhà. Thế thì rất có thể nó muốn được cha mẹ quan tâm. Khi cậu học hành chăm chỉ, thái độ ngoan ngoãn, cha mẹ thường không nhận ra việc đó. Vì thế, cậu cảm thấy cần phải quậy lên một chút để cha mẹ nhận ra sự có mặt của mình. Điều này thường xảy ra với những đứa trẻ mà cha mẹ chúng biền biệt suốt ngày đi kiếm tiền, hoặc nó có một ông anh hay bà chị lúc nào cũng được bố mẹ nêu ra làm gương sáng. Nếu được tạo điều kiện tốt thì các cô cậu tuổi teen luôn làm hết sức mình, nhất là với những việc mà chúng thích. Là cha mẹ, bạn có thể giúp con bằng cách chia sẻ với chúng những cách thức để tận dụng nguồn sinh lực dồi dào ấy và tạo cơ hội cho chúng có nhiều lựa chọn.