Bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh đi kèm theo rất nhiều biểu hiện và triệu chứng.
Cấp độ và thời gian phát bệnh
Bệnh còi xương có 3 cấp độ là:
(1) Mức nhẹ: quan sát thấy xương sọ bị mềm, thóp to lên, đầu méo nhẹ, tràng hạt, xương sườn nổi lên.
(2) Mức trung bình: quan sát thấy điển hình của bệnh: tràng hạt, tay vòng, xương sườn nổi lên ở mức độ nhẹ hoặc ngực dô, ngực hình phễu, chân hình chữ O hoặc chữ X, thóp thở đóng muộn, răng mọc muộn ở mức độ trung bình.
(3) Mức nặng: quan sát thấy những thay đổi nghiêm trọng: biểu hiện rõ ràng của xương sườn nổi lên, ngực dô, ngực hình phễu, xương sống biến dạng, chân hình chữ O hoặc X.
Giai đoạn phát bệnh
(1) Kì đầu: trẻ được khoảng 3 tháng bắt đầu phát bệnh. Kì đầu hay có biểu hiện về thần kinh, sợ hãi về ban đêm, ra nhiều mồ hôi, hay quấy, cũng hay gặp cả hiện tượng đầu trọc. Đồng thời có một số triệu chứng thay đổi về xương, kiểm tra trên X quang thấy xương không có thay đổi hoặc chỉ thay đổi nhẹ. Tỉ lệ canxi, phốt pho trong máu đều bình thường và hơi ít, enzim phốt phát tính kiềm bình thường hoặc hơi ít.
(2) Kì kích thích: thường gặp ở trẻ từ 3 tháng ~ 2 tuổi, có triệu chứng rõ ràng của các triệu chứng sợ hãi về ban đêm, ra nhiều mồ hôi, hay quấy. Đồng thời có những triệu chứng thay đổi xương ở mức độ nhẹ, có thể quan sát thấy sự không bình thường rõ ràng trên X quang. Tỉ lệ canxi và phốt pho trong máu giảm, enzim phot phát tính kiềm tăng cao.
(3) Giai đoạn hồi phục: Sau khi hoạt động dưới nắng hay điều trị bằng vitamin D, các triệu chứng của bệnh bắt đầu biến mất. Triệu chứng trên cơ thể giảm dần, hồi phục, nhìn trên X quang có thể thấy quá trình canxi hoá lại diễn ra, tăng diện tích và mật độ. Tỉ lệ canxi, phốt pho, enzim phot phát tính kiềm trở lại bình thường.
(4) Giai đoạn sau khi mắc bệnh: hay gặp ở trẻ sau 3 tuổi. Qua điều trị hoặc tự nhiên khỏi bệnh, các chứng bệnh biến mất, sự thay đổi của hệ xương chấm dứt. Trên X quang quan sát thấy quá trình thay đổi máu diễn ra bình thường, chỉ còn một số dị hình của xương.
Khỏi bệnh từ 1~3 tháng các triệu chứng trên cơ thể bắt đầu giảm hoặc khôi phục trạng thái bình thường. Quan sát 3~6 tháng sau không có thay đổi. Người bị nhẹ hay bị mức trung bình thường không để lại di chứng. Người nặng thì giữ lại các dị hình xương ở các mức độ khác nhau.
Bệnh còi xương ở trẻ lớn thường gặp trong độ tuổi 7~15 tuổi, nguyên nhân chủ yếu do thiếu ánh sáng mặt trời hoặc không cung cấp đủ vitamin D, vì tốc độ phát triển của cơ thể không cân bằng với nhu cầu của cơ thể. Biểu hiện: tê chân, chuột rút, đau, vì vậy còn gọi là bệnh “sinh trưởng”. Đồng thời còn có các triệu chứng ra nhiều mồ hôi, dễ mỏi mệt, chi sau không hoạt động, chân hình chữ 0 hoặc chữ X từ khi còn bé bắt đầu nặng thêm.
Bệnh còi xương không chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh mà còn rình rập ở những độ tuổi khác của trẻ. Phụ huynh không nên coi thường khi con có những biểu hiện không tốt về mặt thể chất cũng như tinh thần. Do đó, cần đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm để không mắc những di chứng về sau.
Hiểu được những nỗi lo của các bậc cha mẹ khi thấy con mình thấp còi, nhẹ cân chính vì vậy, Vinamilk cho ra đời loại sữa với hi vọng giúp hàng triệu trẻ em trên toàn đất nước cũng các bà mẹ xoá đi nỗi lo mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Sữa bột Dielac Grow Plus tốt nhất cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, cần nhiều Canxi và vitamin D. Hãy cho trẻ những điều tốt nhất các mẹ nhé!