Các món ăn cho bà bầu trong giai đoạn giữa thai kỳ

0
609

Trong giai đoạn này do không còn các phản ứng thai nghén nên trạng thái tâm lý thai phụ được vui vẻ thoải mái, ăn uống ngon miệng, thể trọng dần tăng lên. Do đó đây là thời điểm quan trọng để bổ sung các món ăn cho bà bầu đầy dinh dưỡng.

1. Các lưu ý về món ăn cho bà bầu giai đoạn giữa thai kỳ

Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.

– Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng.

– Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.

– Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay.

– Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn quán, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, chứa thủy ngân.

– Tránh ăn đu đủ xanh, lô hội, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh hay một số loại thức ăn được khuyến cáo hạn chế sử dụng.

– Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem bởi dễ gây co thắt huyết mạch.

2. Sữa và một số thực phẩm cho bà bầu

Sản phẩm có chứa sữa ong chúa

Đến giai đoạn giữa thai kỳ người mẹ thường ăn nhiều hơn. Rất nhiều người cho rằng giai đoạn này tẩm bổ là tốt nhất và đã tăng cường sử dụng loại thức uống có chứa sữa ong chúa để bồi bổ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g sữa ong chúa có chứa 12,34g protein, 5,46g chất béo, hơn 20g acid amino và hơn 70 thành phần khác như vitamin, acetylcholine, chất béo, muối vô cơ.

Loại thức uống này thường được mọi người cho là sản phẩm bổ dưỡng nhưng phụ nữ mang thai không thể uống loại dung dịch này vì các chất kích thích trong sữa ong chúa có khả năng kích thích, gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển, khiến thai nhi phát triển quá lớn gây khó đẻ.

Ngoài ra nó còn làm tăng các kích thích tố trong cơ thể thai nhi, gây hiện tượng dậy thì sớm cho trẻ sau này. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai không nên sử dụng sản phẩm chứa nhân nhâm và sữa ong chúa.

Mướp đắng

Dân gian thường cho rằng mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, kiện tỳ bổ thận, nhuận gan sáng mắt và khuyến khích ăn nhiều.

Đối với phụ nữ mang thai các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn mướp đắng, vì trong mướp đắng có chứa nhiều quinine sẽ kích thích sự co thắt của tử cung, dễ dẫn đến sảy thai

Chuối

Trong chuối có chứa rất nhiều tinh bột, đường và chứa hơn 10 loại vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, vitamin B11 và các nguyên tố vi lượng như sắt, kali, magie, canxi, phốt-pho cùng với muối vô cơ.

Vì thế, chuối là một trong các loại hoa quả không thể thiếu để bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Trong đó, nguyên tố kali trong chuối có thể cung cấp năng lượng đầy đủ cho tế bào thần kinh, có tác dụng giảm huyết áp, giúp ổn định hoạt động tim mạch và huyết quản.

Ngoài ra, chuối còn có tác dụng giúp tinh thần thoải mái. Vì thế những thai phụ không chỉ nên ăn chuối trong giai đoạn giữa thai kỳ mà nên ăn chuối trong toàn bộ quá trình mang thai.

Phụ nữ trong giai đoạn giữa thai kỳ nên thường xuyên ăn chuối, ngoài việc có thể bổ sung chất dinh dưỡng còn có thể giúp tinh thần sảng khoái.

Khoai lang

Khoai lang rất giàu carotene, ít nhiệt lượng, nhiệt lượng thấp hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác, vì thế ăn khoai lang có lợi cho tiêu hóa. Khoai lang và bột mì trộn lẫn với nhau có thể bổ sung protein một cách toàn diện, giúp các tế bào da phát triển bình thường, giúp tăng cường sức đề kháng.

Trong khoai lang có chứa các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt-pho, sắt, có thể kết hợp với các thực phẩm có tính acid trong cá, thịt, trứng, bột mì, đường trắng tạo thành các acid bão hòa giúp cân bằng nồng độ pH trong cơ thể.

Khoai lang giúp ích khí, kiện tỳ vị, cường thận âm, còn có thể kích thích dịch tiêu hóa và sự nhu động của ruột, giúp nhuận tràng. Do đó, khoai lang cũng rất thích hợp làm thực phẩm chính trong bữa ăn của phụ nữ giai đoạn giữa thai kỳ.

Đường đỏ và trứng gà

Lý do đường đỏ và trứng gà là một trong các món ăn cho bà bầu

Vì đường đỏ tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, ôn vị, phòng tránh thiếu máu, bổ sung lượng máu đã mất sau khi sinh. Ngoài ra, đường đỏ có chứa các thành phần dinh dưỡng như carotene, vitamin B2 và các nguyên tố vi lượng khác như canxi, sắt mà phụ nữ trong giai đoạn giữa thai kỳ rất cần bổ sung những thành phần dinh dưỡng này.

Trong trứng gà rất giàu protein, trứng gà là thực phẩm tốt để bổ sung protein cho phụ nữ mang thai. Trong thai kỳ, mỗi ngày nên ăn 2 – 3 quả trứng gà, giúp thúc đẩy và hoàn thiện sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể thai nhi.

Sữa bò

Phụ nữ trong giai đoạn giữa thai kỳ mỗi ngày cần bổ sung 1000mg canxi, trong giai đoạn cuối thai kỳ mỗi ngày cần bổ sung 1200mg khoáng chất này. Số lượng trên nếu chỉ dựa vào việc hấp thu thông qua thức ăn sẽ khó có thể đáp ứng đầy đủ.

Nếu cơ thể người mẹ thiếu canxi, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi thì canxi sẽ được chuyển từ xương, răng của mẹ, như vậy sẽ khiến người mẹ bị thiếu canxi trong máu, rất dễ bị chuột rút hoặc co giật chân tay.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi ở thai phụ. Chẳng hạn như có một số loại rau giàu acid oxalic, sau khi kết hợp với canxi sẽ hình thành calcium oxalte không tan, ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi.

Các thực phẩm giàu ngũ cốc có chứa phytic acid cũng không tốt cho sự hấp thu canxi. Nếu hấp thu quá nhiều chất béo sẽ gây ra hiện tượng xà phòng hóa không tan cũng làm giảm khả năng hấp thu canxi.

Do đó, uống sữa bò là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường canxi. Cứ 100g sữa bò chứa khoảng 120mg canxi, lượng canxi trong sữa bò dễ được phụ nữ mang thai hấp thụ nhất.

Mặt khác trong sữa bò có chứa nhiều loại muối vô cơ hỗn hợp như phốt-pho, kali, magie rất tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai mỗi ngày uống một ly sữa bò sẽ giúp thể trọng thai nhi tăng bình quân 41g.

Xem ngay: Các loại sữa bà bầu tốt nhất hiện nay tại link https://goo.gl/wW6umE

Rượu nếp

Ở rất nhiều vùng người ta có thói quen để phụ nữ mang thai ăn cái rượu, uống rượu nếp vì cho rằng rượu nếp có thể bổ mẹ, khỏe con. Thực ra, điều đó hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

Rượu nếp có chứa nồng độ cồn tuy thấp hơn các lọa rượu mạnh khác nhưng cồn có thể thông qua nhau thai thâm nhập vào cơ thể thai nhi. Do giai đoạn giữa thai kỳ đang là thời kỳ đại não thai nhi bắt đầu phát triển nên nhiễm độc cồn rất có thể sẽ gây phân liệt tế bào não, dẫn đến thai nhi phát triển không toàn diện.

Đồng thời tình trạng này có thể gây trở ngại trong phát triển hệ thống trung khu thần kinh, khiến trí lực giảm sút, một số cơ quan bị dị hình như đầu nhỏ, mắt nhỏ, cằm ngắn, thậm chí có thể gây khuyết tật tim và tứ chi.

Dầu ăn

Trong giai đoạn giữa thai kỳ, các cơ quan trong bộ não của thai nhi đang dần dần phân hóa rõ ràng. Do đó, phụ nữ mang thai vẫn cần tiếp tục cung cấp chất béo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của não.

Để chọn loại dầu ăn, sử dụng dầu ăn một cách khoa học yêu cầu thai phụ cần nắm được những kiến thức cần thiết trong ăn uống giúp đảm bảo sức khỏe cơ thể và thai nhi.

Vì vậy, khi nấu nướng, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng dầu ăn, chủ yếu dùng các loại dầu thực vật, ít hoặc không sử dụng các món chiên, rán, chỉ nên ăn các món ít dầu mỡ như luộc, hấp, hầm, trộn…

Khi ăn dầu hằng ngày nên thay đổi loại dầu ăn hoặc cách một khoảng thời gian lại thay dùng loại dầu ăn khác, như vậy mới có thể giúp cơ thể người mẹ mang thai hấp thu chủng loại chất béo phong phú, cân bằng dinh dưỡng.

Phụ nữ trong giai đoạn giữa thai kỳ, nếu không được cung cấp đầy đủ acid béo thì sẽ ảnh hưởng đến thể trọng thai nhi và sự phát triển trí lực của trẻ nhỏ sau này. Ngược lại, nếu phụ nữ mang thai hấp thu lượng dầu hợp lý sẽ đảm bảo tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Cuối cùng, các chuyên gia khuyến nghị, khi chọn dùng các loại dầu ăn, tốt nhất nên chọn dầu có chứa nhiều vitamin và muối vô cơ như dầu hạt trà.

Hiểu được cách dùng dầu ăn rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, từ đó có thể lựa chọn loại dầu ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem ngay: Bà bầu nên ăn gì cho con thông minh ngay từ những ngày đầu thai kì tại link https://goo.gl/kZAaMz

3. Dưỡng chất cần bổ sung từ các thức ăn cho bà bầu

– Bổ sung protein:

Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, thai phụ vẫn cần tiếp tục bổ sung protein. Lượng protein hấp thụ mỗi ngày cần nhiều trong thời kỳ đầu mang thai.

– Bổ sung vitamin:

Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, thai phụ cần đảm bảo hấp thụ đầy đủ vitamin. Chú ý không nên chỉ hấp thu riêng một loại vitamin đơn nhất, cần bổ sung thích hợp vitamin toàn diện, chẳng hạn như vitamin C, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, vì vậy nên ăn nhiều các loại rau sạch và quả tươi để bổ sung.

– Bổ sung nhiệt lượng:

Việc hấp thu nhiệt lượng có thể dựa trên tình trạng thể trọng của từng phụ nữ lúc mang thai để điều chỉnh hợp lý.

– Bổ sung chất béo:

Phụ nữ mang thai cần lựa chọn các loại thực phẩm có chứa các acid béo khá cao như: lạc, quả hạch, vừng đen để đảm bảo hấp thụ đầy đủ chất béo.

– Bổ sung các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm:

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm. Mỗi ngày mỗi thai phụ cần được bổ sung trên 1000mg canxi, 25mg sắt, 20mg kẽm, đồng thời nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm như các loại sữa, các chế phẩm từ đậu, các loại cá.

Ngoài những thông tin về các món ăn cho bà bầu ở trên, để bổ sung thêm dinh dưỡng để mẹ và bé yêu trong bụng luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày thì các mẹ nên uống sữa bột Dielac Mama Gold của Vinamilk để bổ sung thêm sắt và canxi hỗ trợ sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.