Để vượt cạn không còn là vấn đề khó khăn với thai phụ

0
599

Cần chuẩn bị những vật dụng gì trước khi sinh? Thời điểm nào nên nhập viện chờ sinh?…là những câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Trước khi sinh nên chuẩn bị những vật dụng gì?

Khi thai được khoảng 38 tuần, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng sau:

– Chuẩn bị khoảng 2 – 3 bộ chăn bông, chăn đôi, quần áo sơ sinh, chăn lót.

– Chuẩn bị bình sữa, cốc pha sữa, núm vú giả, nồi đun sữa.

– Phòng của trẻ sơ sinh phải hướng về phía mặt trời, đủ ấm áp, yên tĩnh, không khí thoáng; giường của trẻ phải an toàn, tiện lợi.

– Sữa tắm, sữa dưỡng da, phấn, phấn rôm (dùng trong ngày hè nóng nực). Chậu rửa mặt, chậu tắm, bô đi tiểu, chậu giặt tã lót.

– Khăn mặt chuyên dùng rửa mặt, vài chiếc khăn nhỏ, dùng khi trẻ ăn sữa, uống nước khỏi rớt xuống áo.

Trước khi nhập viện nên tính toán kỹ thời gian cần ở lại viện, sắp xếp người đưa sản phụ đi đến bệnh viện, chuẩn bị các đồ dùng khi nhập viện trước 4 – 5 tuần.

– Các đồ dùng khi nhập viện của sản phụ bao gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng, hai chiếc khăn rửa mặt, hai chiếc khăn tay, bình nước, dép mềm, quần áo lót, băng vệ sinh, lược, thức ăn vặt, quần áo cho trẻ, khăn mềm, bỉm… cùng các giấy tờ cần thiết khi nhập viện, tiền viện phí…

Khi nào nên nhập viện chờ sinh?

Nên dự phòng trước và sau khi sinh 2 tuần là đúng đắn. Nhập viện sớm đợi sinh sẽ dẫn đến lo lắng, vội vàng, hồi hộp, dễ gây mệt mỏi… Còn nhập viện quá muộn dễ phát sinh nhiều chuyện ngoài ý muốn, gây nguy hiểm tối người mẹ và thai nhi. Do đó cần chú ý, nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì nên nhập viện:

Khi gần thời gian sinh con: Mang thai được gần 40 tuần, tức là thời kỳ sinh con dự định đã đến, thì đều nên vào viện đợi sinh.

Tử cung co thắt nhiều lần: Trước khi sinh con, đầu thai nhi chúi xuống gây chèn ép bàng quang, do đó mà số lần tiểu tiện tăng lên, âm đạo tiết ra chất cũng nhiều hơn, xuất hiện từng cơn đau bụng, tử cung co thắt không theo quy tắc, thời gian cách nhau dài rồi ngắn dần, đến khi từ 5 – 10 phút/lần, cường độ không ngừng tăng thì nên nhập viện.

Đi tiểu nhiều lần: Phụ nữ mang thai số lần tiểu tiện nhiều là bình thường, thời gian cách nhau cũng ngắn, nếu đột nhiên có cảm giác như không thể rời nhà vệ sinh, chính là dấu hiệu cho thấy đầu thai nhi đã xuống, sắp sinh, bạn nên lập tức vào viện.

Thấy nước ra nhiều: Trong khoảng 24 giờ trước khi sinh, âm đạo của 50% phụ nữ mang thai đều chảy ra chất màu hồng của máu hoặc đột nhiên âm đạo chảy ra nhiều nước thì lập tức nên vào viện đợi sinh.

Tình huống nguy hiểm: Có thể xuất hiện các biểu hiện lạ. Chưa đến giai đoạn dự tính sinh con mà có dấu hiệu bất thường nên lập tức vào viện chẩn đoán để điều trị hoặc đợi sinh:

+ Phụ nữ mang thai chợt cảm thấy đầu choáng, mắt hoa, trong người cảm thấy không yên, kiểm tra huyết áp thấy 130/90mmHg hoặc có nước tiểu như lòng trắng trứng thì cần nhập viện ngay.

+ Xuất hiện nước ối, trước khi sinh âm đạo chảy ra lượng nước rất nhiều, như đi tiểu tiện mà không the không chê, tức là sớm vỡ nước ối, dễ nguy hiểm đến tính mạng thai nhi, nên lập tức nằm nghỉ, nhanh chóng nhập viện để phòng việc sinh nở.

+ Chảy máu nhiều, chảy quá nhiều như là kinh nguyệt nên vào viện để tránh tình trạng ngoài ý muốn.

+ Vị trí của thai không đúng, ngang hay dọc; hoặc trong trường hợp người mẹ có bệnh tim gan, đột nhiên đau đầu, đau ngực, âm đạo không đau mà máu chảy nhiều… cũng nôn nhập viện ngay.

+ Một số vấn đề khác như xương chậu nhỏ, từng có tiền lệ thai chết ngạt, khó đẻ, đẻ non hoặc nạo thai… nên vào viện ngay.

Hy vọng những kiến thức hữu ích trên có thể làm hành trang cho mẹ bầu vượt cạn thành công. 

Tham khảo thêm những bài viết liên quan tại đây:

Sữa nào dễ uống dành cho phụ nữ mang thai?

Thời điểm uống sữa bầu hợp lý

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 2056 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC