Hình thành thói quen giữ vệ sinh cơ thể ở trẻ nhỏ

0
658

Thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình. Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.

Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những quy định về vệ sinh. – Muốn thực hiện được những quy định về vệ sinh thì phải có phương tiện thực hiện. VD: Cô dạy các cháu bỏ rác vào sọt (giỏ rác) thì lớp phải có giỏ rác cho các cháu bỏ, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. – Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày.

VD: Lúc đón trẻ vào lớp phải chào cô, cô hướng dẫn trẻ xếp mũ nón vào giá, chải đầu, đi dép đúng chân. – Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay. – Ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội. – Không ngậm thức ăn lâu trong miệng – không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung. Không xúc qua đầu, không bỏ dở suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng – ăn xong lau miệng. Uống nước từ từ, không làm đổ, không làm vỡ cốc, không rót nước quá đầy, thò tay vào bình nước, không uống nước lã. Mặc: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ – không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo – thường xuyên tắm rửa thay quần áo. Với bạn bè: Biết nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh cãi nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu.

Với thiên nhiên môi trường: – Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh. – Giờ chơi phản ánh sinh hoạt. Dạy trẻ biết rửa chén, bát đĩa xoong, chảo… Dạy trẻ biết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình… biết giúp đỡ lẫn nhau. Giờ vẽ: dạy trẻ ngồi đúng tư thế không nói chuyện. Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo chủ điểm yêu cầu của lớp học.

 

Những bất tiện của mẹ bầu tuần thai 21

Hiện tượng són tiểu cũng xảy ra ở hầu hết bà bầu giai đoạn tuần thai thứ 21 và đến khi sinh do sức ép của bé lên bàng quang khiến cơ bàng quang ít chủ động hơn. Điều này xảy ra do những chèn ép của thai nhi đang phát triển rất nhanh ở tuần 21 lên bàng quang của mẹ. Những chiếc quần cotton thoáng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn đồng thời các mẹ cũng đừng ngại ngần vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn bởi việc nín tiểu cũng gây những tác hại cho thai nhi mà mẹ không hề biết. Đồng thời các mẹ bầu cũng được 2Mom.vn khuyên uống nước nhiều hơn, giúp cung cấp máu nhiều hơn cho bé và đảm bảo lượng ối cho thai nhi.

Chăm sóc thai nhi tuần thứ 21

.