Nguyên nhân khiến trẻ không hứng thú với ăn uống

0
911

Khi bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, việc tạo cho bé được sự hứng thú trong ăn uống và giúp bé ăn ngon miệng là một điều rất quan trọng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng quan tâm. 

Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể thích thú với việc ăn uống ngay từ đầu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không hứng thú với việc ăn uống. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chủ yếu mà các bậc phụ huynh cần lưu ý 

Nguyên nhân bé không hứng thú với việc ăn uống

Bé lười ăn nhất là khi bé bị bệnh, cơ thể bé quá mệt mỏi, không vận động nhiều, thêm việc dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh sẽ khiến bé không muốn ăn cơm, và việc ăn không còn gây hứng thú với bé nữa. 

Nguyên nhân tiếp theo là về chế độ ăn uống của bé. Nếu mẹ xây dựng thời gian sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, thời gian ăn giữa các lần quá ngắn, cộng thêm việc bữa ăn phụ quá nhiều thức ăn hoặc mẹ cho bé ăn vặt trước khi ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn chính của bé, khiến bé ăn không còn ngon miệng nữa. 

Một nguyên nhân cũng đáng chú ý đó là bé hoạt động quá ít, bé không vận động cơ thể nhiều, sẽ không tạo cho bé cảm giác đói, bé không thèm ăn và ăn cũng không nhiều. 

Bên cạnh đó, những bé thiếu dinh dưỡng lại càng lười ăn hơn nữa vì lúc này tốc độ co bóp ruột của bé chậm, thời gian dạ dày trống không dài, khiến bé không có cảm giác đói và không có hứng thú khi ăn nữa.

Có rất nhiều biện pháp giúp bé hứng thú với việc ăn uống

Biện pháp giúp bé hứng thú với việc ăn uống hơn

Có nhiều cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để con bạn có thể có hứng thú hơn với việc ăn uống. Nhưng quan trọng nhất là vẫn nên tạo hứng thú cho bé ngay khi bé con nhỏ, nhất là khi bé đang trong giai đoạn ăn dặm. 

Ba mẹ có thể giúp bé thích thú hơn trong bữa ăn bằng cách cho trẻ tham gia vào việc đi chợ hoặc đi siêu thị chung. Còn gì thích thú hơn việc được tự tay lựa chọn những thực phẩm để chế biến bữa ăn, nhất là những món bé thích. Hơn nữa, việc bé đi siêu thị sẽ giúp bé có cơ hội được tìm hiểu các loại thực phẩm, các loại rau củ quả khác nhau với nhiều màu sắc hấp dẫn. 

Việc trang trí món ăn thật bắt mắt cũng là một biện pháp giúp bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể bớt chút thời gian trang trí món ăn cho bé bằng những hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương như tỉa cà rốt thành hình bông hoa, làm thành hình mặt cười trên bát cơm của bé,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua ngoài siêu thị những hộp cơm hay những đôi đũa, cái chén, cái dĩa có in hình những nhân vật hoạt hình mà bé thích hoặc có những hình thù ngộ nghĩnh giúp cho bé thấy bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn. Nếu muốn kĩ càng hơn thì có thể chuẩn bị từng bộ bát đĩa theo từng ngày khác nhau cũng là một cách giúp bé có hứng thú khi ăn rất hiệu quả.

Để giúp bé ăn ngon miệng hơn mẹ nên thiết lập cho bé một chế độ ăn cũng như sinh hoạt thật hợp lý ngay từ nhỏ. Nên có một giờ giấc cố định giữa bữa chính và bữa phụ và thời gian giữa hai bữa này không quá ngắn cũng không quá dài. Khi ăn không xem tivi, điện thoại, bố mẹ không làm trò cũng không dọa dẫm con khi ăn sẽ làm con mất tập trung và không còn hứng thú với bữa ăn nữa. Khi con ăn ngoan và ăn được nhiều thì bố mẹ nên có lời khen để khích lệ bé, làm bé thấy vui và cố gắng phát huy để được khen nhiều hơn. Bên cạnh đó thì ba mẹ cũng nên tạo một bữa ăn gia đình thật ấm cúng để bé có được cảm giác ngon miệng nhờ không khí vui vẻ ấy. 

Một việc quan trọng hơn để kích thích sự thèm ăn, và ăn ngon miệng của bé đó là bé phải có một hệ tiêu hóa thật khỏe mạnh. Để có được điều này thì mẹ nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết bảo vệ hệ tiêu hóa thật tốt. Ngoài sữa chua có chứa những vi khuẩn có lợi cho đường ruột thì mẹ có thể bổ sung cho bé bằng sữa công thức. Một số loại sữa công thức dành riêng cho các bé hiện này có thành phần dinh dưỡng chứa những dưỡng chất hỗ trợ thật tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng thật hiệu quả, kích thích bé ăn ngon miệng hơn và hỗ trợ bé phát triển một cách toàn diện.